Nhờ trồng na - giống cây cho loại quả trăm mắt, anh Trương Văn Đức ở xóm 3 (tiểu khu 1, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã có nguồn thu nhập ổn định. Mỗi năm, anh Đức lời hơn 100 triệu nhờ bán loại quả trăm mắt này.
Sau nhiều năm kiên trì và bám trụ dưới chân núi Tản, anh Đỗ Văn Chiến ở thôn Phú Châu, xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình đã trồng được 5000 cây bưởi Diễn. Đến nay 500 cây bưởi Diễn của gia đình anh Chiến đã cho thu hoạch, cây nào cũng quả to đều, mã đẹp và sai quả.
Đến Quỳnh Phương, Hoàng Mai khoảng từ tháng 4 đến cuối năm dễ dàng bắt gặp những xưởng chế biến hấp, phơi cá trỏng nghi ngút khói và bàn tay lao động thoăn thoắt của người dân làng cá.
Qua sự giới thiệu của người dân, chúng tôi tìm đến trang trại nuôi lợn rừng của gia đình ông Nguyễn Văn Đắc tại thôn Chung, xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng (Bắc Giang). Ông Đắc với mô hình nuôi lợn rừng thuần chủng, mỗi năm cho thu lãi 250-300 triệu đồng...
Phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu ở Hà Nội tiếp tục phát triển cả bề rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa rất lớn. Nhiều hội viên nông dân thành phố đã trở thành triệu phú, tỷ phú trên đồng đất của mình.
Sau 6 tháng kể từ khi ra trường, đầu năm 2017, Ngân bàn với bố mẹ và được đồng ý cho trồng 5 sào cây dược liệu cà gai leo. Với giá trị đầu tư thấp (chỉ hơn 12 triệu đồng), sau 6 tháng, lứa cắt cây đầu tiên đã cho gia đình Ngân nguồn thu 100 triệu đồng.
| Sau nhiều lần thất bại, “lão nông” Nguyễn Văn Phước (trú tại xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển sang mô hình nuôi hươu sao và đã cho lãi suất “cấp số nhân” theo từng năm. Với sự đột phá, “dám nghĩ, dám làm”, ông Phước đã mở ra con đường làm giàu cho các hộ dân trong xã Ia Mrơn.
Nhờ chất đất phù hợp và người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc cây trồng nên hiện nay, hơn 150ha cam của xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cho quả tốt. Sản lượng vụ cam năm nay ước đạt trên 2.200 tấn.
Thời điểm này, nông dân xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh đang hối hả thu hoạch cây dược liệu mã đề và ích mẫu. Năm nay, dược liệu đạt năng suất cao, mỗi ha thu về từ 120 – 140 triệu đồng, nông dân rất phấn khởi.
Tại thời điểm này, trên địa bàn huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã có 879 mô hình cho doanh thu ổn định mỗi năm trên 100 triệu đồng.
Năm nay, người nuôi ong ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) thắng lớn với tổng lượng mật thu được toàn huyện trong 9 tháng đạt trên 50 tấn.
Trong nhiều năm qua, mô hình sản xuất vệ tinh được phát triển mạnh mẽ góp phần lớn vào sự tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh, mở ra một diện mạo mới cho các mô hình kinh tế có chứa đựng hàm lượng khoa học, quy mô lớn theo hướng hàng hóa và được sản xuất bài bản theo chuỗi giá trị.
Luôn tâm niệm “còn sức khỏe là còn lao động”, nên dù ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, ông Bùi Đình Bồi (SN 1933) ở xóm Sơn Bình, xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn không ngừng nỗ lực, gương mẫu trong phong trào phát triển kinh tế và các hoạt động của địa phương.
Từ khi triển khai phong trào xây dựng nông thôn mới đến nay, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã thành lập 680 mô hình kinh tế; trong đó 95 mô hình lớn, 108 mô hình vừa và 477 mô hình nhỏ.
Đôi khi chúng ta cứ nghĩ khởi nghiệp phải là cái gì đó "đao to búa lớn" nhưng những người nông dân dưới đây sẽ chứng tỏ cho bạn thấy chúng ta có thể làm giàu nhanh chóng nhờ những con bò thân thuộc với tất cả mọi người.
Đang làm việc cho một resort lớn với mức lương 20 triệu đồng/tháng, anh Lê Thành Trung (35 tuổi, ở phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) quyết định bỏ ngang, về nhà đánh liều cầm sổ đỏ vay tiền đầu tư trồng hoa mokara. Từ mô hình trồng hoa lan này, anh Trung mỗi năm lãi hơn 2 tỷ đồng.
Đó là chị Lê Thị Thắm, 27 tuổi, ngụ thôn Hương Mỹ, xã Xuân Mỹ, H.Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Mặc dù sắp bước sang tuổi 70, ông Nguyễn Duy Họa (thôn Lạc Thọ, xã Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn say mê làm trang trại, chăn nuôi lợn, trâu, trồng rừng… thu nhập mỗi năm gần 400 triệu đồng.
Tận dụng lợi thế là vùng đồi rừng, những năm gần đây, nhiều hộ nông dân tại xã Sơn Lâm huyện Hương Sơn đã đầu tư và thành công với mô hình nuôi ong lấy mật. Giờ đây đã có nhiều hộ nuôi ong tại đây có thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Phường Hương Hồ (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) với địa thế nằm dọc sông Hương được phù sa bồi đắp, đất đai màu mỡ hết sức thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả. Đặc biệt, cây bưởi đỏ được người dân ở đây trồng nhiều, đem lại hiệu quả kinh tế cao.