10 năm trước, vợ chồng chị Phạm Thị Thu (Mỹ Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) đã tiên phong khai hóa vùng đồi hoang của xã. Hiện tại, đất hoang năm xưa đã biến thành trang trại “vàng” cho thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Những ngày này, người dân huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đang tất bật thu hoạch na. Năm nay lại được mùa, được giá...
Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, thương binh,Hội viên Cựu chiến binh (CCB) Lê Trọng Nhị ở xã Đức Bồng, huyện miền núi Vũ Quang đã tích cực phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng mang lại thu nhập cao.
Xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê từ lâu được biết đến là quê hương của bưởi Phúc Trạch - một trong những loại quả đặc sản nổi tiếng cả nước và cây dó trầm, loại cây mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Thời gian gần đây, Phúc Trạch còn được biết đến với một sản phẩm cũng rất được ưa chuộng, mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình, đó là đũa cau năng rưng.
Nông nghiệp vẫn được cho là ngành cần sự đầu tư “dài hơi” với nhiều khó khăn và rủi ro. Nhưng ngày nay, không thiếu những người trẻ chọn khởi nghiệp trong lĩnh vực này và gặt hái thành công. Họ đều có những đặc điểm chung là có sự học hành bài bản, đi theo hướng đầu tư chuyên nghiệp, bền vững chứ không chạy theo phong trào.
Không chỉ sáng tạo, đam mê nghiên cứu khoa học, chị còn chuyển giao công nghệ, hướng dẫn cho sinh viên các trường đại học
Với giá bán 16.000 đồng/kg, trung bình mỗi sào kim tiền thảo thu hoạch 3 đợt sẽ mang về 10 triệu đồng/năm. Bà con nông dân xã Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) nhẩm tính lãi gấp 5 lần so với trồng lúa.
ới quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh Nguyễn Văn Kiệt (48 tuổi) thôn Đông Hòa, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đã làm giàu từ mô hình trang trại vườn-ao-chuồng (VAC). Trang trại VAC của anh Kiệt mỗi năm cho lãi hơn nửa tỷ đồng. Và đó là nguồn lực để anh xây được ngôi nhà lầu hoành tráng.
Thời gian qua, các địa phương có tiềm năng, lợi thế về phát triển cây ăn quả đã xây dựng các phương án phát triển cây ăn quả phù hợp với từng vùng, từng xã cụ thể. Tích tụ đất đai để phát triển các vùng cây ăn quả tập trung, quy mô lớn.
Với cách làm sáng tạo và không kém phần táo bạo, Hợp tác xã Thủy sản Hưng Phát (Hưng Yên) đã xây dựng được mô hình liên kết sản xuất - kinh doanh thủy sản hiệu quả, khẳng định hướng đi đúng đắn và vững bền.
Mô hình ương giống cá chạch lấu, một loài cá ngon và hiện còn rất ít trong tự nhiên, giúp nông dân Hậu Giang thu cả tỷ đồng mỗi năm.
Từ vườn cây ăn quả 4ha, một cán bộ đoàn dân tộc Nùng đã vươn lên thoát nghèo từ vùng đất khó Cư Êlang, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.
Là một trong những HTX điển hình của tỉnh trong sản xuất rau an toàn tự nhiên, HTX rau an toàn Tứ Xã, huyện Lâm Thao, Phú Thọ đã dần có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều người biết đến với dịch vụ sản xuất, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm rau đóng gói.
Nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất, góp phần phát triển kinh tế gia đình, nhiều hộ nông dân ở quận Thốt Nốt đã nhanh nhạy, sáng tạo trong đầu tư nhà vườn thành điểm tham quan du lịch. Trong đó có mô hình “Vườn dừa Tân Lộc” ở phường Tân Lộc bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau những chán nản với một số cây ăn trái như bưởi Năm Roi, sầu riêng, nhãn...lão nông U70 Trần Minh Trí, phường Thành Phước, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đến với cây mít Thái siêu sớm như một cứu cánh. Loại trái cây này có thời điểm "lên lên xuống xuống" nhưng ông Trí vẫn kiên trì theo đuổi và hiện tại gia đình ông đang có nguồn thu hơn 2 tỷ đồng mỗi năm từ vườn mít Thái siêu sớm này.
Thuận Tiến là hợp tác xã đi đầu của tỉnh Bình Thuận trong việc vận động nông dân sản xuất thanh long sạch, xuất khẩu đi nhiều thị trường khó tính.
Từng du học ở nước ngoài, nhưng Nguyễn Văn Phúc (sinh năm 1988, Tân Hưng, Sóc Sơn) – Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thanh niên lập nghiệp Hà Nội lại quyết định từ bỏ ngành học Công nghệ thông tin (CNTT), rẽ ngang sang nghề nuôi chim bồ câu. Sự táo bạo này đã đem lại cho anh tiền tỷ mỗi năm.
Nhờ kiên trì với cây mít Thái siêu sớm mà lão nông Trần Minh Trí (71 tuổi) ngụ phường Thành Phước, TX. Bình Minh (Vĩnh Long) có thu nhập 2 tỷ đồng/năm.
Vài năm lại đây, tại Nghệ An nổi lên phong trào trồng thanh long ruột đỏ. Điều đáng mừng là giống thanh long này thích hợp với nhiều chân đất, trong đó có cả đất vườn đồi.
Chẳng ai ngờ giữa rừng sâu, núi thẳm ở cái xã Mường Sang (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) lại có một vườn cây trái rộng mênh mông, trĩu quả đến như vậy. Suốt nhiều năm qua, chính vườn cây trái này đã mang lại mức lãi hơn 700 triệu đồng cho chủ nhân - chị Nguyễn Thị Thủy ở bản Sò Lườn