03:49 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tiến độ thực hiện NTM » Nội dung » Mô hình SX, Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cả xã sản xuất rau VietGAP

Thứ sáu - 15/03/2019 08:17
Hơn chục năm nay, xã viên Hợp tác xã Nông nghiệp Tiền Lệ (Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội) liên kết với doanh nghiệp sản xuất rau theo quy trình VietGAP, cung cấp sản phẩm cho khu vực nội thành. Hiện, sự hợp tác này ngày càng mở rộng, chặt chẽ và bền vững.
img_0034.JPG
Ông Đạo trong khu sản xuất rau an toàn của nhóm hộ.

Trên 10 năm trồng rau theo chuỗi

Tính đến thời điểm này, nông dân xã Tiền Yên có thâm niên trên 10 năm tham gia liên kết chuỗi trồng rau, theo phương pháp thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) với các doanh nghiệp để cung cấp rau an toàn (RAT) cho khu vực nội thành. Tiền Lệ nổi tiếng là nơi chuyên canh sản xuất RAT lớn nhất Hà Nội.

Ông Nguyễn Khắc Đạo, ở xóm Tiền Lệ, cho biết, năm 2007, cán bộ Phòng Kinh tế huyện Hoài Đức đã tập huấn sản xuất RAT cho xã viên HTX theo nhóm hộ.  Nhóm của ông có 18 hộ, ông được bầu làm nhóm trưởng, và duy trì ổn định sản xuất từ bấy đến nay. Sau khi xong bước thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, ông  kiêm luôn mảng thương mại, thu gom hàng, kết nối doanh nghiệp để bán sản phẩm cho bà con. Hiện, HTX Tiền Lệ và doanh nghiệp  đều tuân thủ đúng hợp đồng cam kết, sản xuất, tiêu thụ ổn định. 

Nhóm của ông Đạo có 2,5ha nhà lưới, riêng ông có 7 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2), sản xuất theo quy trình VietGap từ năm 2008 đến nay, và đã 3 lần phải thay nhà lưới, chuẩn bị thay lần thứ 4. Các loại rau của nhóm gồm: cải ngồng, cải ngọt, cải xanh, cải chíp, cải cúc, mồng tơi, rau muống, rau dền, rau ngót… Sản phẩm của nhóm được 4 doanh nghiệp thu mua: Công ty Thực phẩm an toàn Gia Hưng, Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ đầu tư phát triển An Sinh, Công ty Thực phẩm an toàn Hà Nội, Công ty Liên Anh.

Theo đó, mỗi ngày các công ty thu mua cho nhóm khoảng 800kg rau, giá  10.000 -12.000 đồng/kg. Bình quân 1 năm sản xuất 8 lứa rau, thu hoạch khoảng 40 tấn/sào/năm.

Giám đốc HTX Nông nghiệp Tiền Lệ, ông Nguyễn Văn Hào, cho biết, HTX hiện có 500 thành viên, sản xuất 35ha rau, bình quân thu nhập 22 triệu đồng/sào/năm. Hộ nhiều nhất là gia đình ông Đạo, trồng 7 sào, doanh thu 350 triệu đồng/năm, trừ chi phí vật tư và tiền thù lao 5,5 triệu đồng/người/tháng, còn lãi khoảng 100 triệu đồng. Trong 500 hộ thành viên có khoảng 50 hộ có thu nhập như gia đình ông Đạo.

Cùng bà con trên đồng ruộng…

Bà Đặng Thị Thu Thuỷ, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật (BVT) Hoài Đức, cho biết: “Để công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ RAT ở địa phương thành công như thời gian qua, Trạm đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cử cán bộ hướng dẫn, giám sát việc sản xuất, tiêu thụ RAT theo chuỗi (PGS). Phát 120 bài tuyên truyền, phòng chống sâu bệnh đến các thôn, nhóm. Hướng dẫn nông dân phòng trừ có hiệu quả sinh vật gây hại cho rau.

Kết quả, bà con đã nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán canh tác truyền thống. Đưa tiến bộ kỹ thuật và quy trình sản xuất RAT vào thực tế tại đồng ruộng. Ngoài ra, còn tổ chức rút kinh nghiệm giữa các nhóm trưởng PGS và nông dân. Kết hợp kiểm tra, hướng dẫn việc ghi chép sổ sách, nhật ký sử dụng thuốc BVTV. Cùng với đoàn kiểm tra chuyên ngành lấy 13 mẫu sản phẩm đi phân tích, không phát hiện dư lượng thuốc BVTV. Tuy nhiên, qua theo dõi, kiểm soát, vẫn còn một số ít hộ chưa tuân thủ quy trình sản xuất rau VietGAP. Cán bộ kỹ thuật đã phối hợp với địa phương, lập 25 văn bản vi phạm như: Ủ phân tươi tại ruộng, không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan vùng sản xuất hoặc vứt vỏ bao bì bừa bãi tại ruộng. 

Mặt khác, Trạm còn phối hợp với Đoàn thanh niên xã viết bài tuyên truyền về các quy định của Nhà nước trong sản xuất RAT tại 5 xã: Vân Côn, Tiền Yên, Cát Quế, Song Phương, An Khánh.

Ông Nguyễn Mạnh Phương, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV (Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội), cho biết, khu vực nội thành là thị trường tiêu thụ rau xanh rất lớn. Nông dân Thủ đô có truyền thống sản xuất rau, lại được tiếp thu kiến thức quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên đồng ruộng liên tục 20 năm nay. Đây chính là nền tảng để người dân sản xuất rau ở Thủ đô giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.        

Tuy nhiên, hiện nay, số hoạt chất và tên thương phẩm thuốc BVTV, phân bón quá nhiều, gây khó khăn cho hướng dẫn sử dụng và lựa chọn của nông dân. Mặt khác, bà con còn sản xuất quy mô nhỏ, phân tán, số hộ sản xuất rau, quả, chè khá lớn, trong khi có rất ít doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh rau, quả an toàn. Vai trò quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm của chính quyền cấp huyện, xã còn hạn chế.

Thiết nghĩ, khi nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam chiếm chưa đến 1% thị trường, và thực phẩm an toàn chưa đến 10%, trong đó có rau, thì việc duy trì thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của 500 thành viên HTX Nông nghiệp Tiền Yên rất đáng khích lệ, cần phát huy.

Theo Dương An Như/Kinhtenongthon.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 303


Hôm nayHôm nay : 47463

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1304944

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74351915