20:26 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tiến độ thực hiện NTM » Nội dung » Mô hình SX, Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

MÔ HÌNH NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT QUY MÔ TRANG TRẠI

Thứ sáu - 30/01/2015 10:00
Chủ mô hình: Phan Lượng; Điện thoại: 0904.046.707 Địa chỉ: Thôn Trung Tâm, xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà

I. Thông tin cơ bản mô hình:
1. Thời gian thành lập: Từ năm 1998, năm 2012 nâng cấp quy mô sang nuôi cá thâm canh.
2. Quy mô: 12 ha chủ yếu nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi.
3. Doanh thu: 700 -  800 triệu đồng/năm.
4. Lợi nhuận:  200 - 300 triệu đồng/năm.
5. Số lao động sử dụng: có 3 lao động thường xuyên, ngoài ra còn khoảng 2-3 lao động thời vụ. Thu nhập bình quân: 4 - 4,5 triệu đồng/tháng/người.
II. Đặc trưng của mô hình:
 Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang làm trang trại tổng hợp gồm nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi. Trong đó thu nhập chính từ nuôi cá chiếm 60-70%, doanh thu 600-650 triệu đồng/năm. Từ năm 2012 nâng cấp một phần diện tích ao lên nuôi cá diêu hồng, quy mô thâm canh mang lại thu nhập cao, tăng hiệu quả kinh tế cao hơn 2 lần so với cá truyền thống,... Với 4 ao nuôi cá diêu hồng sản lượng mỗi năm 4-5 tấn/năm. Tổng sản lượng bình quân mỗi năm từ 15-17 tấn cá các loại.

 
III. Một số thông tin cần cho những người quan tâm để nhân rộng mô hình:
1. Nguồn giống: Giống cá nước ngọt truyền thống: Giống lấy từ Trung tâm giống thủy sản Nghệ An. Giống cá diêu hồng lấy từ Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt TP Hồ Chí Minh; Địa chỉ: số 83, đường Bàu Tre, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh; Điện thoại: 08.35044248.
2. Thức ăn: Thức ăn thức ăn công nghiệp Công ty TNHH Cargill Việt Nam; Địa chỉ: Khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai; Điện thoại: 0613.836.527. Ngoài ra sử dụng thức ăn tự chế gồm bột ngô, cám gạo và tận dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp khác.
3.     Một số điểm lưu ý kỹ thuật cần quan tâm:
3.1. Lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình: Chọn nơi có nguồn nước sạch, thông thoáng, sạch sẽ, không bị ô nhiễm. Độ sâu tối thiểu trên 1,2m, độ trong ≥ 30 cm, độ dày lớp bùn đáy không quá 15 cm.
3.2. Cải tạo và gây màu: Hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch ao cần được nạo vét, loại bỏ lớp bùn đáy cũ, rắc vôi bón vôi khử phèn độc tố với liều lượng từ 10 – 15 kg/100m2; Trước khi thả phải gây màu tạo môi trường ổn định và nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.
3.3. Chọn và thả giống
- Lựa chọn con giống có chất lượng tốt, không bị dị hình, không bị xát và đồng đều về kích cỡ.
- Có thể nuôi đơn cá điêu hồng trong một ao hoặc nuôi ghép với nhiều loại cá khác như: cá chép, cá mè, cá trôi, cá rô phi vằn... Nếu nuôi cá diêu hồng là chủ yếu: nên nuôi với mật độ từ 5 – 8 con/m2.
3.4. Chăm sóc và quản lý
a) Thức ăn:
- Lượng thức ăn: tùy theo mức độ sử dụng của cá, trung bình bằng 5 – 7% trọng lượng cá, cần bố trí các sàn ăn trong ao để kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày, sử dụng nhiều sàn ăn để cá lớn, cá nhỏ đều được ăn. Tránh dư thừa thức ăn gây lãng phí và ô nhiễm nguồn nước, lượng thức ăn nên chia làm 2.
- Thường xuyên bổ sung vitamin C và khoáng chất vào thức ăn cho cá để tăng cường sức đề kháng cho cá. Không sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh cho cá.
b) Quản lý môi trường: Định kỳ dùng vôi với liều lượng 2 – 6 kg vôi bột/100m3 nước, hòa tan và tạt đều xuống ao 2 tuần/lần nhằm phòng trừ dịch bệnh. Định kỳ thay 30-50% nước trong ao nuôi.
c) Phòng trị bệnh: Một số bệnh thường gặp trên cá nuôi như: bệnh chướng hơi, bệnh đốm đỏ, bệnh xuất huyết, các bệnh do ký sinh trùng, nấm, các bệnh gây chết rải rác. Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách bổ sung khoáng chất, vitamin và tăng bổ sung dinh dưỡng cho cá. Sử dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp.
4. Cơ quan hỗ trợ kỹ thuật
- Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thạch Hà; Điện thoại: 0393.845.421.
- Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh, Địa chỉ: số 137, đường Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh; Điện thoại: 0393.855.779
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 207

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 205


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1023822

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72706531