01:51 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tiến độ thực hiện NTM » Nội dung » Mô hình SX, Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất lót bạt

Chủ nhật - 01/02/2015 07:27
Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản Diêm Hải Giám đốc: Nguyễn Phi Thắng; Điện thoại: 0976.338.199. Địa chỉ: Thôn Tân Bằng, xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất lót bạt

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất lót bạt

 
I. Thông tin cơ bản mô hình
1. Thời gian thành lập: Tháng 11/2012.
2. Quy mô: 15 ha, năm 2014 đưa vào sử dụng 10 ha nuôi tôm thâm canh.
3. Doanh thu:  14 tỷ đồng/năm.
4. Lợi nhuận: 4-5 tỷ đồng/năm.
5. Số lao động sử dụng thường xuyên: trên 30 người. Thu nhập bình quân lao động: 5 triệu đồng/tháng.
II. Đặc trưng của mô hình
Là mô hình sản xuất theo hình thức liên kết, các hộ gia đình cùng tích tụ ruộng đất, vốn và nhân công để nâng cấp ao hồ từ nuôi quảng canh cải tiến sang hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trong ao đất lót bạt và nuôi cá nước lợ. Trong quá trình sản xuất hỗ trợ nhau về kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, liên kết với doanh nghiệp cung ứng giống và thức ăn. Năng suất bình quân đạt 6-8 tấn/ha/vụ, sản lượng năm 2014 ước đạt 110 tấn. Sản phẩm chủ yếu của HTX là tôm, các loài cá mặn lợ.
III. Một số thông tin cần cho những người quan tâm để nhân rộng mô hình.
1. Giống: Giống tôm thẻ chân trắng được cung ứng bởi Công ty Thông Thuận, xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; Điện thoại: 01655.954.336 (Liên hệ anh Dũng - Trại trưởng).
2. Thức ăn: Sử dụng thức ăn của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam; Địa chỉ: Số 2, đường 2A, KCN Biên Hòa 2, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; Điện thoại: 0963.850.899 (Liên hệ anh Điền).
3. Một số điểm kỹ thuật cần lưu ý:
          3.1. Ao nuôi
          Ao được thiết kế hình chữ nhật, độ sâu tối thiểu 1,5m, đáy hình lòng chảo đảm bảo tốt nhất quá trình gom thức ăn thừa, chất bẩn lơ lững và phân tôm gom về đáy thuận lợi trong việc quản lý môi trường và vệ sinh ao nuôi; Cần có hệ thống ao chứa và ao xử lý nước thải. 
3.2. Chuẩn bị ao nuôi
- Cải tạo ao: Tuân thủ chặt chẽ các bước cải tạo ao. Đối với ao cũ hút sạch bùn đáy; đối với ao mới lấy nước vào ao, ngâm 2-3 ngày rồi tháo cạn, thực hiện lặp lại 2-3 lần.
          - Xử lý nước: Sau khi cấp đủ nước vào ao nuôi thì bật quạt nước liên tục từ 2-3 ngày để kích thích cho trứng các vật chủ trong nước nở thành ấu trùng tiến hành diệt tạp và xử lý nước bằng Chlorine 30ppm, kết hợp quạt nước, sục khí liên tục. Sau thời gian xử lý 5-7 ngày thì tiến hành gây màu nước.
          3.3. Chọn giống và thả giống
          Phải chọn tôm giống tốt, không mang mần bệnh (WSSV, MBV, TSV...), lấy giống tại địa chỉ tin cậy, có thương hiệu và uy tín, có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành; Mật độ thả: > 60con/m².
          3.4. Chăm sóc và quản lý
          a. Quản lý thức ăn
          - Khẩu phần ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của tôm, ao cần được đặt vó để kiểm soát thức ăn từng bữa; số lần cho tôm ăn 3 - 4 lần/ngày.
          - Định kỳ bổ sung men tiêu hóa, các vitamin và khoáng chất vào thức ăn để tăng sức đề kháng, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho đàn tôm nuôi.
          b. Quản lý môi trường
          Thường xuyên sử dụng vôi Dolomit, CaO, CaCo, chế phẩm sinh học để quản lý môi trường ao nuôi. Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp để hạn chế ô nhiễm môi trường. Khi tôm trên 40 ngày tuổi định kỳ 5-7 ngày xi phong đáy ao để loại bỏ thức ăn thừa và chất bẩn ở đáy ao hạn chế phát sinh khí độc.
 

 c. Phòng trị bệnh:
- Các bệnh thường gặp như phân trắng, bệnh hội chứng hoại tử gan tụy, bệnh đốm trắng là 3 bệnh có thể gây chết hàng loạt và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
- Hạn chế các bệnh trên bằng biện pháp phòng ngừa bệnh tổng hợp liên quan đến cả quá trình nuôi. Đối với ao đất từng ao một cần có hệ thống ngăn cua, còng vật chủ trung gian lây bệnh và làm tốt khâu vệ sinh tiêu độc, khử trùng.

4. Một số chính sách hiện hành liên quan: Tại Khoản 2, Điều 26 Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
5. Địa chỉ một số cơ quan hỗ trợ về kỹ thuật và tư vấn chính sách
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Hà; Điện thoại: 0393.845.421;
- Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh; Địa chỉ: Số 137, đường Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh: Điện thoại: 0393.855.779.
 
                                                                                   
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 328

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 327


Hôm nayHôm nay : 29142

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1420164

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74467135