09:53 EST Thứ năm, 21/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tiến độ thực hiện NTM » Nội dung » Mô hình SX, Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người cán bộ nữ hăng say công tác và làm kinh tế

Thứ năm - 20/10/2016 05:28
Về xã Thạch Điền, huyện Thạch Hà, nhắc đến chị Phan Thị Hoài, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, mọi người không chỉ ngợi khen người cán bộ nữ trẻ đã đưa phong trào của Hội thuộc nhóm dẫn đầu toàn huyện mà còn khâm phục chị ở sự táo bạo, đam mê làm kinh tế với thành công bước đầu từ mô hình nuôi thỏ thương phẩm.
Chị Hoài chăm sóc đàn thỏ

Chị Hoài chăm sóc đàn thỏ

Hội Phụ nữ xã Thạch Điền có trên 1.000 hội viên, hầu hết sản xuất nông nghiệp, đời sống khó khăn. Tuy vậy, nhờ có sự tuyên truyền, vận động của tập thể cán bộ Hội, đặc biệt là vai trò đầu tàu gương mẫu của chị Phan Thị Hoài, các hội viên đều tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động do Hội phát động như phong trào “5 không, 3 sạch”, xây dựng cụm dân cư xanh - sạch - đẹp, làm đường giao thông, kênh mương bê tông, chỉnh trang vườn, nhà văn hoá thôn...

Cùng với công tác Hội, chị Hoài ấp ủ ước mơ xây dựng một mô hình kinh tế vừa đem lại thu nhập ổn định cho gia đình mình vừa mở ra hướng sản xuất mới cho người dân địa phương. Qua tìm hiểu nhu cầu của thị trường, cuối năm 2015, chị Hoài quyết định nuôi thỏ thương phẩm theo hình thức liên kết với doanh nghiệp. Thời điểm đó, trên địa bàn huyện Thạch Hà nhiều người đã nuôi thỏ nhưng chưa mô hình nào thực sự thành công, không phải ai cũng có kinh nghiệm xây dựng chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc thỏ. Ngoài tìm hiểu qua sách báo, chị Hoài còn đến Trung tâm chuyển giao khoa học công nghệ và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Hương Sơn để học hỏi, tham quan, nhờ tư vấn. Sau khi tính toán kỹ, chị bàn với gia đình đầu tư 100 triệu đồng (trong đó vay Ngân hàng Chính sách xã hội 60 triệu đồng) để xây dựng 100m2 chuồng trại, mua 50 con giống về nuôi thử nghiệm. Thỏ là con vật khó nuôi, kén ăn, dễ bị các loại dịch bệnh, nhiều người nuôi đã phải bỏ cuộc vì những lí do này. Nhờ sự chịu khó quan sát, tìm hiểu, chị Hoài đã nhanh chóng tích lũy được kinh nghiệm chăn nuôi, từ đầu năm 2016 đến nay đã xuất chuồng 03 lứa (trọng lượng 1,8 - 2,0 kg/con, tổng cộng gần 2,5 tạ, bình quân giá bán là 110 nghìn đồng/kg), thu về trên 30 triệu đồng. Mới đây, chị đã làm thêm chuồng trại, nâng số thỏ bố mẹ lên 300 con và hàng trăm thỏ con. Ngoài ra, chị còn tư vấn kỹ thuật, giúp đỡ 06 hội viên trong thôn nuôi thỏ thử nghiệm với quy mô 10 con giống/hộ.

Tâm huyết, hăng say với hoạt động Hội và phong trào phụ nữ; mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế gia đình, chị Phan Thị Hoài là tấm gương sáng để hội viên, phụ nữ học tập, noi theo.

Theo Phan Hương - Huyện ủy Thạch Hà/hatinh.dcs.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 161

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 159


Hôm nayHôm nay : 39865

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 910500

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71137815