15:17 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tiến độ thực hiện NTM » Nội dung » Mô hình SX, Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Từ nông dân chân đất thành tỷ phú thu trăm tỷ mỗi năm

Thứ ba - 11/08/2015 00:32
Là một mô hình mới mẻ và chưa được nhân rộng song trang trại cá sấu đang là nguồn thu chính của một số hộ nông dân, giúp họ trở thành những tỷ phú với doanh thu hàng năm cao ngất ngưởng.
Ông Trương Thanh Mai chủ trang trại chuyên cung cấp và xuất khẩu cá sấu

Ông Trương Thanh Mai chủ trang trại chuyên cung cấp và xuất khẩu cá sấu

Ông Trương Thanh Mai, sinh ra và lớn lại tại ấp Vĩnh Hóa, xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, trước đây từng mưu sinh kiếm sống bằng nghề chở khách qua song, nay ông được biết đến là một doanh nhân tỷ phú.

Ông Mai chính là người có công cuộc đưa cá sấu vượt cạn lên chuồng. Khởi nghiệp với nghề nuôi cá sấu từ những năm 1997, với 100 con cá sấu nước ngọt (cá sấu Xiêm) đầu tiên, chỉ sau 2, 3 năm mặt hàng này của ông đã có mặt ở thị trường Trung Quốc và dần mở rộng ra các thị trường khác như Hàn Quốc, Nhật, Ý,…

Chia sẻ trên Dân Việt, ông Mai cho biết: tại Trung Quốc trang trại của ông xuất bán nguyên con, trọng lượng từ 15 đến 25 kg/cao. Các thị trường nước khác chỉ lấy da, đến 80% giá trị của cá sấu là nằm ở bộ da. Giá da sẽ được tính theo tấc ngang, theo tuổi và không được có sây sát. Da loại I (cá sấu trên 2 năm tuổi, kích cỡ 40-49cm) được bán với mức giá 650.000 đồng; loại II (cá 1,5 – 2 năm, 30-39cm) có mức giá là 550.000 đồng; loại III (cá trên 1 năm) là 450.000 đồng.

Hiện tại trang trại của ông gồm những dãy chuồng nuôi cá sấu san sát được xây tường, đóng cọc, bao lưới B40 cao gần 2m. Có những chuồng còn có lưới mắt nhỏ che phía trên, nền xi măng nửa ngập nước, nửa trống trơn cho cá sấu trườn lên. Ông rất hiểu và chăm sóc cho từng lứa tuổi cá sấu trong đàn của mình. Gồm 28.000 con cá sấu đủ kích cỡ được chăm sóc trong quy trình khép kín trên diện tích 3ha.

Mỗi năm, trang trại Phương Tín của ông có khoảng 60.000 con cá sấu giống được cung cấp cho các tỉnh miền Tây cũng như xuất khẩu. Số lợi nhuận thu được hàng năm lên đến vài trăm tỷ. Chỉ tính riêng tiền thức ăn cá mỗi ngày là 3,5 tấn đã tương đương 37 triệu đồng, với 60.000 con giống mỗi năm thì số tiền ấy đã lên đến hơn 30 tỷ đồng.

Vua cá sấu đất Bắc

Hình ảnh Từ nông dân chân đất thành tỷ phú thu trăm tỷ mỗi năm số 2
"Vua cá sấu đất Bắc" Quang Hiển mong muốn mở rộng mô hình kinh doanh cá sấu

Được mệnh danh là “Vua cá sấu đất Bắc” Nguyễn Quang Hiển có trong tay trang trại cá sấu lên tới hơn 5.000 con, cho doanh thu mỗi năm vài chục tỷ đồng.

Nguyễn Quang Hiển sinh sống tại xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã bắt đầu nghiệp nuôi cá sấu từ những năm 2004. Với 200 triệu đồng số vốn ban đầu tích cóp được từ nghề làm sắt, buôn đồ điện tử và vay mượn người quen, anh đã mạnh dạn mở trang trại nuôi cá sấu. Thời gian đầu anh góp vốn cùng một người bạn và đặt trang trại tại tỉnh Vĩnh Long.


Tìm mọi biện pháp khắc phục, anh đã cải tiến trang trại của mình bằng cách đào ao sâu thêm để giữ ấm, ngoài rat hay vì làm tường bằng sắt anh chuyển sang làm tường bằng bê tong và có lắp mái che để chắn gió, chắn nắng.Bước ngoặt trong sự nghiệp chăn nuôi cá sấu của anh là vào năm 2007, khi anh quyết tâm di cư loài bò sát này ra Bắc và đặt trang trại tại quê nhà. Một năm sau đó anh gần như trắng tay khi toàn bộ 1.800 con cá sấu đã lăn ra chết hết. Mãi đến sau anh mới rõ nguyên nhân đột tử của những con cá sấu, do thời tiết mùa đông và trận mưa lịch sử năm 2008 đã ảnh hưởng tới sức khỏecá, vốn không chịu được lạnh, lại bị ngấm nước lâu ngày nên dẫn đến chết.

Thất bại, nợ nần chồng chất anh vẫn quyết tâm bám trụ với nghề, quyết định này của anh bị phản đối dữ dội và ngăn cản, nhưng bằng long quyết tâm của mình anh đã thuyết phục gia đình bằng mọi lý lẽ, đối với anh “không liều thì khó có thể làm giàu”.

Hiện tại, trang trại cá sấu của anh đặt tại xã Thọ Xuân, Đan Phượng, Hà Nội với hơn 10 chuồng nuôi. Sức chứa mỗi chuồng lên tới 400 – 500 con. Và trang trại trong Vĩnh Long vẫn hoạt động đều đặn với khoảng 500 cặp cá sấu bố mẹ.  Tính chung mỗi năm trang trại của anh nuôi và xuất bán ra 10.000 con, doanh thu đạt được khoảng 30 tỷ đồng. Trừ tất cả các chi phí, trang trại lãi 2 đến 3 tỷ đồng.

Là một người trẻ, nhiều tham vọng, anh không bằng long với số lợi nhuận 3 tỷ đồng hàng năm. Hiện tại anh tiếp tục thuê lại một mảnh đất lớn hơn để mở rộng quy mô trang trại. Dự định trong tương lai của anh là thành lập cơ sở sản xuất thành phẩm từ da cá sấu và tạo thêm công ăn việc làm cho các lao động trên địa phương.

Để thực hiện dự định này anh đã cử 6 nhân viên đi học khóa học về thuộc da, làm thắt lung, ví, túi,…Song song với chế tạo sản phẩm từ da cá sấu, anh mong muốn có điều kiện triển khai một mô hình du lịch sinh thái, nhằm kết hợp chăn nuôi cá sấu và giúp khách thăm quan hiểu rõ thêm về loài động vật này cũng như được tận mắt thăm quan khu chế tác các sản phẩm và thưởng thức đặc sản cá sấu.

Ông chủ 8X thu lãi trăm triệu từ nuôi cá sấu

Hình ảnh Từ nông dân chân đất thành tỷ phú thu trăm tỷ mỗi năm số 4
Lâm Thái Vương ông chủ 8X của trang trại cá sấu lợi nhuận 300 triệu mỗi năm

Đó là chàng trai Lâm Thái Vương, sinh năm 1988, từng được vinh dự là gương mặt trẻ tuổi nhật nhận giải thưởng Lượng Định Của vào năm 2011.

Vương sinh ra và lớn lên ở ấp Xa Mau 1, thị trấn Phú Lộc, huyện Thanh Trì, tỉnh Sóc Trăng. Gia đình anh khó khăn, bố mẹ đã già yếu và cả nhà trông cậy vào nguồn thu chính từ mấy sào ruộng, nấu rượu và tận dụng cám bã để nuôi heo lấy thịt.

Xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn như vậy nên từ lâu trong Vương đã quyết tâm làm giàu thoát nghèo, giúp đỡ gia đình. Từ nghề chính của gia đình là nuôi heo, anh chăm chỉ học thêm kinh nghiệm để chăm sóc cho đàn heo gia đình, bán kiếm lãi.

Sang năm 2005, sau khi biết đến mô hình nuôi cá sấu trong khu vực miền Tây, chàng trai trẻ Lâm Thái Vương đã dồn hết tiền lãi nuôi heo để bắt đầu nuôi 20 con cá sấu. Anh là người thứ hai nuôi cá sấu trong vùng.

Để đạt được chất lượng tốt nhất cho đàn cá sấu của mình, Vương tiếp tục hành trình học hỏi, chăm sóc cho loài vật nuôi mới và khá xa lạ này. Thời gian đầu quả thực rất khó khăn, vào những ngày mưa bão, Vương và cả gia đình luôn phải túc trực lo lắng đàn cá sấu sẽ xổng chuồng. Cứ thế, anh vẫn kiên trì suốt 7 năm trời, qua thời gian đàn cá sấu của anh đã lên tới 300 con.

Mỗi lứa cá sấu anh dành từ 16 đến 18 tháng chăn nuôi, trừ đi các khoản chi phí, thu lãi 250 triệu đồng. Tổng số tiền từ việc chăn nuôi của anh lên tới 300 triệu đồng mỗi năm.

Hoài An (tổng hợp)

Nguồn : Người đưa tin
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 121

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 120


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1065761

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72748470