Ở tuổi lục tuần nhưng bà Nguyễn Thị Lý ở thôn Đông Thạc, xã Kim Song Trường (Can Lộc – Hà Tĩnh) vẫn luôn say mê, tâm huyết phát triển kinh tế trang trại, quyết tâm làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
Đẩy mạnh phát triển vườn mẫu, nông dân xã Kỳ Đồng (Kỳ Anh - Hà Tĩnh) đã hình thành các “tuyến” sản phẩm chuyên biệt với những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao thu nhập từ vườn mẫu, vườn hộ.
Sau một năm làm công nhân không công để học kỹ thuật nuôi ở trang trại bò sữa Nghĩa Đàn (Nghệ An) của Tập đoàn TH True Milk, anh Nguyễn Thanh Hải ở phường Nam Hồng (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đang gây dựng đàn bò đực sữa lấy thịt đầu tiên ở Hà Tĩnh.
Thời điểm cao điểm vụ thu hoạch củ hành tăm, nông dân các xã: Vượng Lộc, Thuần Thiện, Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) rủ nhau “phơi nắng” cả ngày trên đồng. Công việc vất vả nhưng bù lại thu nhập bình quân mỗi hộ từ 1-2 triệu đồng/ngày.
Sau thiệt hại nặng nề do thiên tai làm hàng chục tấn cá chẽm chết hàng loạt, người dân nuôi cá chẽm lồng ở xã Thạch Sơn (Thạch Hà – Hà Tĩnh) tiếp tục đầu tư khôi phục sản xuất.
Sau hơn 1 năm triển khai, dự án "Nuôi cua đồng thương phẩm” thí điểm tại xã Xuân Liên (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đã mang lại hiệu quả, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân ở các vùng nông thôn trên địa bàn Hà Tĩnh
Dù không phải là mùa thu hoạch đại trà, nhưng tết này khu vườn mẫu xanh mướt cây trái của thương binh Nguyễn Văn Thê ở thôn Đồng Trụ Tây, xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cũng có khá nhiều sản phẩm sạch cung ứng cho khách hàng.
Người dân tái định cư vùng lòng hồ Ngàn Trươi - Cẩm Trang ở các xã Quang Thọ, Thọ Điền (Vũ Quang - Hà Tĩnh) đang gấp rút thu hoạch những cành ổi lê Đài Loan trĩu quả. Tiền thu từ ổi hứa hẹn đem đến một cái Tết sung túc, đầy đủ hơn cho người dân nơi đây.
Khi việc mùa đã vãn, tôi có dịp ngồi nghe những “tỷ phú chân đất” ở Hà Tĩnh kể chuyện làm giàu. Họ là những nông dân thời 4.0, mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông minh, tiên tiến nhất vào chăn nuôi, trồng trọt.
Năm 2019, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt của huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) là 551 ha, khai thác đạt 570 tấn, doanh thu đạt trên 30 tỷ đồng. Huyện đã hình thành 4 vùng nuôi tập trung với diện tích gần 85 ha.
Với 15ha diện tích trồng rau các loại, hiện nay, xã Thạch Môn là địa phương có vùng sản xuất rau hàng hóa lớn nhất của TP Hà Tĩnh. Thời điểm này, bà con địa phương đang tập trung sản xuất để chuẩn bị hàng hóa phục vụ thị trường trong dịp Tết sắp tới.
- Được manh nha từ năm trước ở Thạch Hà và Cẩm Xuyên, mô hình cải tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả đất chuyên trồng lúa được mở rộng trong vụ xuân 2020 trên toàn tỉnh, trở thành “mấu chốt” để sản xuất lúa ở Hà Tĩnh tiệm cận với tích tụ ruộng đất...
Khi ông Nguyễn Văn Việt ở xã Mai Phụ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đầu tư nuôi ngao trên bãi triều bỏ hoang, ai ai cũng lắc đầu ngao ngán vì chỉ cần trận mưa lũ là mọi thứ sẽ bị sóng đánh ra biển. Tuy nhiên, nhờ sự cần cù, chịu khó, tới nay, ông trở thành “vua ngao” ở Hà Tĩnh.
Chỉ tay về phía khu vườn sau nhà, chị Phan Thị Hiền, xã Thượng Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) khoe: Sau bao năm cực nhọc, vùng đất cằn cỗi ngày nào giờ đã phủ kín màu xanh cây trái, mỗi năm cho thu nhập cả tỷ đồng.
Những khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) không chỉ có cảnh quan xanh sạch đẹp, làng quê trù phú, thanh bình mà còn được thể hiện ở nét văn hóa trong mỗi người dân, để mỗi miền quê thực sự trở thành nơi đáng sống.
Bằng ý chí, nghị lực và niềm đam mê không mệt mỏi, ông Nguyễn Thanh Sơn (SN 1960, xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang – Hà Tĩnh) đã khai hoang trồng trọt, chăn nuôi trang trại có tổng diện tích hơn 50 ha đất rừng, thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Từ việc triển khai mô hình “nhà sạch - vườn đẹp”, hội viên Hội LHPN xã Cẩm Lạc (Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh) đã cho ra đời và nhân rộng nhiều khu vườn trồng ổi an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(Dân Việt) Đó là trang trại tổng hợp, có vườn dưa lưới của ông Lê Văn Bình (xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Trang trại đã được Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng cùng đoàn công tác của Trung ương đến tham quan trong chuyến công tác về thăm hỏi, động viên, tặng quà bà con vùng lũ những ngày cuối tháng 9/2019 vừa qua.
Ít ai ngờ rằng, một thôn nhỏ nằm ngay sát chân núi Hồng Lĩnh lại có những khu vườn rau tươi tốt, mang lại thu nhập tiền triệu mỗi ngày cho nhiều hộ nông dân trong suốt 6 tháng liền. Đó là thôn Hồng Lĩnh (xã Vượng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh).
Vụ bưởi năm nay được mùa, không bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ vào đầu tháng 9 vừa qua, ước tính, sản lượng nông dân Can Lộc (Hà Tĩnh) thu được đạt trên 1.300 tấn (tăng hơn 300 tấn so với năm 2018), mang lại giá trị kinh tế hơn 35 tỷ đồng.