Nông thôn đổi mới giữa núi rừng
Làm việc với chúng tôi ông Lê Văn Dũng – Bí thư chi bộ, ông Nguyễn Minh Thắng – Thôn trưởng thôn Chế Biến tự hào về quê hương đổi mới: Thôn Chế Biến chúng tôi có tổng diện tích 320 hetta, có 200 hộ dân và 679 nhân khẩu. Nhờ đổi mới và đi lên thôn Chế Biến đã nhận thức sâu sắc được xây dựng NTM là xây dựng cuộc sống cho chính mình, cho gia đình mình, làng xóm mình nhằm tạo ra bộ mặt nông thôn mới giàu đẹp. Từ cụ già đến em bé, từ bà con dân tộc gốc Mãn Thanh, dân tộc Tày, người Lào… và bà con người Việt đã đồng lòng, dốc sức xây dựng NTM thành công.
Đến nay cả 200 hộ dân của thôn Chế Biến không còn hộ nghèo và cận nghèo. Cả 200 hộ đề có nhà ngói, nhà mái hoặc nhà cao tầng khang trang sạch đẹp. Cả xóm 18 vườn mẫu, trong đó có 7 vườn mẫu đạt suất sắc về tiêu chí 20 của tỉnh. Phải kể đến là các khu vườn của hộ gia đình ông Phan Văn Cầu, bà Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Trí Thức, Trần Xuân Sĩ, Lê Hữu Hà, Nguyễn Hồng Khánh và Phạm Phú.
Chỉ tính riêng vườn mẫu của gia đình ông Phan Văn Cầu ngoài 2 hetta cây ăn quả, ông còn trồng 1 vườn hoa lan trên diện tích đất 350m2. Trên khu đất bằng phẳng và đẹp đó, ông Cầu làm một ngôi nhà lưới cao 3 tầng để treo phong lan với mức đầu tư ban đầu là 250 triệu đồng. Cả gia đình đã bỏ ra gần 100 triệu đồng để hai cha con ông Cầu sang các nước Thái Lan, Lào, Singapo và Đà Lạt của Việt Nam để học hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại lan. Sau 5 năm vừa học vừa làm, mua giống trong nước và ngoài nước chi phí hơn 1 tỷ đồng, đến nay vườn lan của ông đã có trên 3 ngàn dò, gốc và chậu lan. Tại vườn mỗi dò phong lan của ông có giá thấp nhất là 500 ngàn đồng, có những dò giá cao trên chục triệu đồng.
Trong một lần đến tham quan, ông Lê Đình Sơn – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh đã cảm phục: “ Đây là mô hình trồng hoa lan điển hình của tỉnh Hà Tĩnh và không khéo là điển hình củ cả nước. Yêu cầu gia đình vừa làm kinh tế, vừa làm đẹp cho quê hương để bà con xung quanh tỉnh nhà cũng như du khách ở xa đến tham quan học tập, trao dồi kinh nghiệm.”
“Nhân dân hài lòng” là tiêu chí đầu tiên
Đến thôn Chế Biến là đến với bạt ngàn màu xanh của chè, của cây lâm nghiệp, của cây cỏ núi rừng. Cả thôn có 50 heta chè trải dài, rộng trên các sườn đồi Trò voi, rú Đền, rú Cột Cờ, rú Két…Thôn Chế Biến là một trong năm thôn chủ lực của đội quân trồng chè công nghiệp xuất khẩu của xã Sơn Kim 2, với trên 300 heta chè xanh. Cả xã có một nhà máy chế biến chè xuất khẩu, có 50 công nhân viên lao động thường xuyên, có thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/tháng/người.
Xã Sơn Kim 2 nằm gọn trong địa bàn Biên giới, giáp ranh với nước bạn Lào, có đường biên giới núi rừng trùng điệp dài 40km. Nơi đây có nhiều ngọn núi cao như; Trò Voi, Cột Cờ, Rú Đền,…có hàng chục con khe nước chảy điều hòa quanh năm như khe Cấy, khe Rồng, khe Tre, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Khe Yên dòng chảy quanh con nằm trên địa bàn thôn Chế Biến dài 4km.
Ông Nguyễn Thanh Hải – Bí thư Đảng ủy, ông Cao Kỷ Vị – Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 2 xúc động: Tiêu chí vô cùng quan trọng trong xây dựng NTM ở xã Sơn Kim 2 nói chung, ở thôn Chế Biến nói riêng là; “Nhân Dân hài lòng”. Tổng thu nhập của bà con Sơn Kim 2 đạt 37 triệu đồng/ năm/ người, riêng thôn Chế Biến đạt 41,3 triệu đồng/ năm/ người.
Đi dọc trục đường chính của thôn băng rôn, cờ, khẩu hiệu và bồn hoa cây cảnh rợp trời tạo không khí tươi vui, phấn chấn. Sự hài lòng của mỗi người dân nơi đây thể hiện rõ trên khuôn mặt, nụ cười và trong câu chuyện thường ngày của bà con. Ông Nguyễn Văn Được 87 tuổi, là công dân của thôn Chế Biến vui mừng: “ Nếu không có Đảng, không có đổi mới, không có mục đích Quốc gia xây dựng NTM thì quê tôi, nơi biên cương xa xôi này làm gì có cuộc sống hôm nay, đẹp, khang trang và sầm uất như một tuyến phố giữa lòng Thủ đô. Tiếc vì ta đã già rồi, nhưng mừng cho con, cho cháu và những thế hệ sau có một cuộc sống bằng long với những gì đang có hôm nay.”
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn