23:38 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » MH Sản xuất, MH theo Tiêu chí


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gặp người cả gan dùng phế phẩm tái chế để trồng nấm

Thứ hai - 15/02/2016 20:57
Từ buôn nấm, chị Nguyễn Thị Huyền (37 tuổi ở thôn Thượng Thuận, xã Song Phượng, Đan Phượng, Hà Nội) bỗng chuyển sang trồng nấm, biến những đống mùn cưa thải thành mộc nhĩ. Không chỉ vậy, chị còn cả gan sử dụng phế phẩm tái chế để trồng nấm.
Tiếc phế thải, học trồng nấm
Chị Nguyễn Thị Huyền hướng dẫn công nhân cách đặt phôi giống sao cho phôi mộc nhĩ phát triển tốt nhất trước khi treo lên giàn. V.T
Chúng tôi đến thăm khu sản xuất mộc nhĩ, khi chị đang tiến hành đóng bịch phôi nấm và treo giàn. Trang trại tựa mình vào chân đê, dưới tán những dãy giàn được làm bằng ống kẽm, hàng chục lao động đang mải miết treo những bịch phôi lên giàn, với tinh thần khẩn trương để kịp vụ nấm mới.
Vừa thoăn thoắt xúc mùn cưa đóng vào túi nylon, chị Huyền cho biết, trước khi đến với nghề trồng nấm, chị đã từng làm nghề buôn gia vị, hàng nông sản khô, trong đó có mộc nhĩ. Khi đó, chị chủ yếu lên các tỉnh miền núi mua lại mộc nhĩ tự nhiên của bà con lấy trên rừng, chứ mộc nhĩ trồng còn rất hạn chế.
“Năm 2007, được một người chuyên sản xuất mộc nhĩ làm từ mùn cưa ở Dương Liễu (Hoài Đức) chào hàng, kiểm tra tôi thấy chất lượng không thua kém gì mộc nhĩ tự nhiên. Trong khi đó, ở các làng nghề mộc quanh vùng, mùn cưa cho chẳng ai thèm lấy họ đành phải đốt bỏ, tiếc của tôi quyết tâm học trồng nấm, với mong muốn biến những đống phế phải này thành sản phẩm sạch” – chị Huyền kể lại.
Đem ý định này về bàn với chồng và gia đình, không những không nhận được sự đồng cảm, chị còn gặp phải sự phản kháng quyết liệt. Bởi ai cũng nghĩ dù chị có kinh nghiệm nhiều năm buôn nấm, nhìn tai mộc nhĩ chị biết ngay là loại ngon hay không ngon, nhưng nói về nguyên lý để tai nấm sinh trưởng, phát triển như thế nào, thì chị hoàn toàn không hề hay biết.
Chị Huyền tâm sự: “Gần 1 năm tôi vừa buôn nấm, vừa đến các cơ sở lân la học hỏi, về nhà tìm thêm sách báo, tài liệu để nghiên cứu. Năm 2008, khi kiến thức đã hòm hòm, tôi quyết định dành cả khu vườn nhà để trồng nấm”.
Ngày ấy, khi những chuyến xe chở mùn cưa đầu tiền đổ ở đầu cổng, họ hàng, gia đình ai nấy đều “mặt nặng, mày nhẹ”. Song thấy chị quyết tâm, chính chồng chị - anh Nguyễn Văn Hải - người phản đối quyết liệt nhất, lại ủng hộ, hỗ trợ chị nhiều nhất. Vì thế chị Huyền vui lắm, bởi chị nghĩ “thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn”, nên càng quyết tâm hơn.
Khởi đầu chưa có vốn, kinh nghiệm còn non, chị chỉ trồng 5.000, rồi tăng lên 10.000, 20.000 bịch phôi/lứa. Lúc đầu chị nghĩ làm mộc nhĩ không có gì là khó, nhưng khi bắt tay vào làm mới thấm thía. Tất cả kinh nghiệm có được đều phải đổi bằng tiền của và công sức, chứ rất khó học thầy, học bạn theo kiểu “cầm tay chỉ việc”.
Chị Huyền bộc bạch: “Để làm ra được cây nấm, đặc biệt là mộc nhĩ không hề đơn giản, không chỉ có mùn cưa, phôi, mà còn phải có đường, cám ngô, vôi bột, 3 loại phân bón NPK, đầu trâu, lân bột, rồi trộn với nhau sao cho hợp lý. Mùn cưa không được khô hay ẩm quá. Sai một khâu là hỏng và rất khó biết là sai ở khâu nào. Bởi đây là nấm vi sinh, chứ không như cây trồng, bón thiếu phân cây còi thì bón thêm. Nấm sai, phôi chết là hỏng”.
“Nữ hoàng” mộc nhĩ
Sau 2 năm cần mẫn, vừa làm vừa học, tích lũy được ít vốn, năm 2010 gia đình chị xin UBND xã Song Phượng thầu lại 2 mẫu ruộng bỏ hoang ven đê, với ý định mở rộng quy mô làm ăn lớn. Song năm đó trời không chiều lòng người. Trong 2 năm 2010, 2011, hàng trăm nghìn bịch phôi được chị chăm sóc cẩn thận, ấy thế mà chúng cứ lủng lẳng không chịu ra mộc nhĩ, khiến gia đình thiệt hại gần 700 triệu đồng.
Nhớ lại cú “ngã” nhớ đời năm ấy chị Huyền kể, nguyên nhân chính là do khâu hấp nguyên liệu chưa đúng kỹ thuật. Chả là trước đây chị làm thủ công, lò hấp nhỏ, đun bằng bấp củi, than tổ ong, nay làm lớn nên phải hấp bằng lò công nghiệp số lượng lớn gấp 14 – 15 lần, nên việc tính toán nhiệt không hề đơn giản.
“Nguyên liệu sau khi được trộn, đóng vào túi phải đưa vào lò hấp 15 giờ đồng hồ, ở nhiệt độ khoảng 120 độ C. Đây là khâu quan trọng nhất quyết định bịch phôi có cho nấm hay không. Khi chuyển từ lò nhỏ sang lò to, cũng giống như mình đang quen nấu cơm nồi 2 – 3 ống gạo, nay chuyển sang nấu cả yến gạo, rất khó có thể nấu ngon ngay được, khê, nhão là khó tránh khỏi. Cái khó nữa là, phải mất ít nhất nửa tháng mới biết được lứa phôi đó đạt hay không. Với công suất 2 lò 6.000 bịch phôi/ngày, khi phát hiện thì mình đã hấp song rồi” – chị Huyền cười hiền.
Sau nhiều lần đánh đổi bằng tiền của, công sức, hiện chị Huyền đã tự tin với kỹ thuật, công nghệ làm nấm mộc nhĩ, nhờ đó năm 2013 chị đã thắng lớn, lấy lại được những mất mát trước đây. Năm 2014, chị bỏ giàn tre đầu tư 600 triệu đồng làm giàn bằng ống kẽm. Với tính cách ham học hỏi, chị đã nghiên cứu và mạnh dạn sử dụng nguyên liệu bịch phôi cũ tái chế để trồng nấm (việc hiện nay chưa ai dám làm – PV).
Tôi rất mong Nhà nước, các tổ chức hỗ trợ cho vay vốn với lãi xuất hợp lý, để có điều kiện mở rộng sản xuất tăng thu nhập cho gia đình và tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương”.
Chị Nguyễn Thị Huyền
Theo chị Huyền tính toán, một trong những nguyên nhân khiến người trồng nấm, đặc biệt là mộc nhĩ những năm gần đây liên tục thất bát, nhiều người phá sản. Thứ nhất, ngoài việc làm mộc nhĩ rất khó, đầu vào cao, dẫn đến giá thành cao. Một yếu tố quan trọng nữa là do nhà nước không kiểm soát được nên mộc nhĩ Trung Quốc tràn vào gây lũng đoạn thị trường, vỡ trận ngành nấm.
“Để cạnh tranh, người nông dân không còn cách nào khác là phải hạ giá thành đầu vào, đầu ra “mềm” hơn. Do đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và thử nghiệm trồng nấm từ nguyên liệu tái chế. Năm ngoái tôi trồng toàn bộ 350.000 bịch từ nguyên liệu tái chế, nhưng mộc nhĩ vẫn ra đều và năng suất còn cao hơn nguyên liệu mới, trung bình đạt 0,5 – 0,7gam mộc nhĩ khô/bịch phôi, nhân với giá 100.000 – 120.000 đồng/kg, trừ chi phí lãi 1.100 – 1.300 đồng/bịch phôi, tương đương khoảng 400 triệu đồng” – chị Huyền tự hào cho hay.
Từ cách làm đột phá nên cơ sở sản xuất của chị Huyền thường xuyên đón các đoàn tham quan, nghiên cứu từ các trường đại học, lãnh đạo các địa phương và bà con nông dân khắp nơi, trong đó có cả những người đã và đang trồng mộc nhĩ. Nhiều bà con đã thân mật gán cho chị biệt danh “Nữ hoàng mộc nhĩ”.
Mặt trời thập thò đỉnh núi, bên trong nhà xưởng, gần chục phụ nữ vẫn cần mẫn xúc mùn cưa đóng chặt vào túi nylon. Chị Huyền cho biết, hiện cơ sở chị đang tạo việc làm thường xuyên cho 10 – 15 lao động trong suất 6 tháng/vụ nấm, với mức lương 4 – 6 triệu đồng/người/tháng.
Về những dự định tương lai, chị Huyền cho biết đang rất muốn mở rộng diện tích, nhưng phần chưa thầu được đất, phần vì thiếu vốn. “Có bột mới gột nên hồ. Dù nắm vững được kỹ thuật, công nghệ, song không có vốn thì cũng không thể sản xuất lớn được. Tôi rất mong Nhà nước, các tổ chức hỗ trợ cho vay vốn với lãi xuất hợp lý, để có điều kiện mở rộng sản xuất tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương” – chị Huyền bày tỏ.
 Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 729

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 728


Hôm nayHôm nay : 61745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1481266

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74528237