Với giá bán chim cút giống mới nở là 700 đồng/con; 5.000 - 5.500 đồng/chục quả trứng cút lộn, 3.500 đồng/chục quả trứng thường; 12.000 đồng/1 chim bố mẹ thải loại… bình quân mỗi năm anh Nam thu về khoảng trên 2 tỷ đồng.
Với hơn 10.000 con gà đẻ, trung bình mỗi năm anh Trần Quốc Hoà cung cấp ra thị trường khoảng 1,5 triệu quả trứng gà. Với giá bán 3000 đồng/quả trứng, sau khi trừ hết chi phí mỗi năm gia đình anh có lãi khoảng hơn 2 tỷ đồng.
Vùng đất trại Sét, xã Xuân Mỹ (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) vốn đầy lau lách, giang nứa bủa vây, nhưng nay, là khu vực phủ kín màu xanh của cây lâm nghiệp, cây ăn quả, rau sạch; chuồng trại nuôi bò, lợn, gà...
Ở nơi được ví như 'chảo lửa, túi mưa', tưởng chừng như không thể canh tác được, ấy thế mà ông Ngô Xuân Linh ở xã Sơn Mai, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã biến thách thức ấy thành cơ hội làm giàu. Giờ đây ông Linh đã thành tỷ phú, mỗi năm có thu nhập lên đến gần chục tỷ đồng từ việc trồng cam bù đặc sản và chăn nuôi.
Sau gần 5 năm du nhập vào Đức Long (Đức Thọ, Hà Tĩnh), cây bưởi Diễn đã kết trái ngọt và bước đầu mang lại thu nhập khá cho người dân nơi đây.
Vụ cam này, nông dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) ước tính sẽ có nguồn thu khoảng 450 tỷ đồng. Hiện, người làm vườn đang tập trung bảo vệ để tránh hư hại và cung cấp cho thị trường những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất...
Nhờ chất đất phù hợp và người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc cây trồng nên hiện nay, hơn 150ha cam của xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cho quả tốt. Sản lượng vụ cam năm nay ước đạt trên 2.200 tấn.
Sau 7 năm xây dựng Nông thôn mới (NTM) và 3 năm thực hiện “tiêu chí 20” của Hà Tĩnh về xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu. Thôn Phong Giang xã Tiên Điền (Nghi Xuân) quê hương của Đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du có thể nói là khác biệt nhất so với các địa phương khác của Hà Tĩnh.
Nhận thức được mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), là sự nghiệp của toàn đảng toàn dân, trong nhiều năm qua, xã Sơn Kim 2 nói chung – thôn Chế Biến (huyện Hương Sơn) nói riêng đã vào cuộc một cách quyết liệt và mạnh mẽ. Du khách ở xa đến, đi giữa trục đường bê tông phẳng lỳ, rộng 10,5 m, hai bên có bồn hoa, cây cảnh, có hệ thống mương thoát nước của thôn Chế Biến ta ngỡ như đi vào khu phố sầm uất của thành phố miền Trung nào đó.
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Hà Tĩnh xây dựng Nông thôn mới (NTM) nhằm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống dân sinh, góp phần xóa đói giảm nghèo, đưa nền nông nghiệp, nông thôn và nông dân phát triển toàn diện. Xây dựng NTM là phong trào Cách mạng sâu rộng, toàn diện trên cả nước nói chung, Hà Tĩnh nói riêng. Trong nhiều năm qua, Hà Tĩnh đã có những bước đi thích hợp, cụ thể và vững chắc trong công cuộc xây dựng NTM, nhưng vẫn giữ những nét văn hóa truyền thống, đặc sắc của thôn quê Việt Nam. Ngoài 19 tiêu chí xây dựng NTM của Trung ương, Hà Tĩnh sáng tạo thêm “tiêu chí số 20” xây dựng khu dân cư mới kiểu mẫu, là một điểm nổi bật được các cấp, các ngành đánh giá cao và quyết liệt hưởng ứng. Tạp chí điện tử Làng Mới có loạt bài phóng sự “về tiêu chí số 20” rất sáng tạo và hiệu quả cần được nhân rộng.
Thay vì sử dụng cám công nghiệp trên thị trường, người chăn nuôi Hà Tĩnh đang thay thế bằng cám trộn sinh học để kiểm soát chất lượng sản phẩm, rút ngắn được thời gian nuôi, tiết kiệm chi phí thức ăn.
Chị Lê Thị Thắm (thôn Hương Mỹ, xã Xuân mỹ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh), đã mạnh dạn vay vốn trồng dưa lưới theo công nghệ Isarel, đem lại thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.
Luôn tâm niệm “còn sức khỏe là còn lao động”, nên dù ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, ông Bùi Đình Bồi (SN 1933) ở xóm Sơn Bình, xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn không ngừng nỗ lực, gương mẫu trong phong trào phát triển kinh tế và các hoạt động của địa phương.
Mặc dù sắp bước sang tuổi 70, ông Nguyễn Duy Họa (thôn Lạc Thọ, xã Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn say mê làm trang trại, chăn nuôi lợn, trâu, trồng rừng… thu nhập mỗi năm gần 400 triệu đồng.
Rau không trồng trên đất, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học - mô hình trồng rau theo phương pháp thủy canh đang được Trung tâm ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) triển khai thí điểm tại xã Kỳ Ninh.
Là cơ sở ép dầu lạc trên địa bàn Hà Tĩnh có đăng ký thương hiệu, dầu lạc Hòa Thống (thị trấn Đức Thọ) đã và đang khẳng định chất lượng trong lòng người tiêu dùng, cho doanh thu mỗi năm gần 3 tỷ đồng.
Từ bãi cát hoang hóa, nhiều hộ dân ở thôn Bắc Văn (Thạch Văn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã biến thành vùng chăn nuôi gà tập trung cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Mô hình thâm canh dưa lưới và hoa cúc trong nhà màng ở xã Bắc Sơn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) cung cấp sản phẩm sạch cho thị trường và giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Những năm qua, xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) đã có nhiều giải pháp nhằm tập trung xây dựng nhiều mô hình trong sản xuất, tận dụng lợi thế của địa phương, đặc biệt là chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân.
Thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Hà Tĩnh đã sáng tạo ra tiêu chí 20, mô hình hàng rào xanh kinh tế gắn với xây dựng vườn mẫu trong nông thôn mới.