01:32 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các ban, ngành » Ngành Văn hóa, Môi trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đổi mới hoạt động bưu điện văn hóa xã

Thứ sáu - 07/02/2014 00:43
Từng có thời gian được xem là bước đột phá trong cung cấp dịch vụ văn hóa, tinh thần cho người dân vùng nông thôn tỉnh Thái Bình, nhưng nhiều năm nay mô hình điểm Bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) ở địa phương hoạt động mờ nhạt, kém hiệu quả.
Tủ sách tại điểm bưu điện văn hóa xã Minh Quang, Vũ Thư (Thái Bình) hầu hết là đầu sách cũ, không thu hút được người dân đến đọc

Tủ sách tại điểm bưu điện văn hóa xã Minh Quang, Vũ Thư (Thái Bình) hầu hết là đầu sách cũ, không thu hút được người dân đến đọc

 

Hắt hiu điểm BĐVHX Hơn mười năm gắn bó với công việc, chị Trần Thị Hằng, nhân viên tại điểm BĐVHX Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là người thấu hiểu được những thăng trầm của công việc đang theo đuổi.

Chị nói: "Đầu những năm 2000, dịch vụ điện thoại công cộng tại các điểm BĐVHX luôn tấp nập khách đến giao dịch, thậm chí 8, 9 giờ tối hay nửa đêm vẫn có người gõ cửa điểm BĐVHX. Vào các ngày trong tuần, học sinh, người về hưu thường xuyên đến đây đọc sách khoa học kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, đọc truyện, xem báo, tạp chí". Thế nhưng từ năm 2009, các điểm BĐVHX bắt đầu thưa thớt người đến giao dịch, cập nhật thông tin. Dịch vụ bưu chính có tháng doanh thu chưa đến 200 nghìn đồng, cao nhất như năm 2012 có tháng cũng chỉ thu được khoảng 400 nghìn đồng.

Dịch vụ điện thoại công cộng trong tình cảnh "nằm chờ" khách, một tháng cùng lắm có một, hai cuộc gọi ngắn ngủi của người dân. Số lượng sách, báo, tạp chí nhiều năm nay không được bổ sung nên người dân nông thôn không còn "mặn mà" đến điểm BĐVHX.

Cùng với đó, thu nhập của nhân viên phục vụ như chị Hằng giảm dần. Lương hiện nay được trả 650 nghìn đồng/tháng, nếu làm thêm dịch vụ thu cước viễn thông, bán sim điện thoại, bán bảo hiểm, nhận chuyển phát nhanh thì tổng thu nhập cũng chỉ tròm trèm 1,6 đến 1,7 triệu đồng/tháng (chưa tính tiền xăng xe đi lại). Theo đuổi công việc hơn mười năm nay, vất vả là thế nhưng đến nay chị vẫn chưa được đóng bảo hiểm xã hội.

Từ đầu năm 2012 đến nay, tại bảy điểm BĐVHX ở huyện Vũ Thư là Vũ Đoài, Việt Thuận, Song An, Minh Khai, Tam Quang, Đồng Thanh và Tự Tân chưa tuyển dụng được nhân viên làm việc. Đáng buồn hơn, tại xã Tam Quang, chính quyền địa phương đã lấy lại diện tích đất trước đây bố trí làm điểm BĐVHX để xây dựng trụ sở UBND mà không bố trí quỹ đất khác cho ngành bưu điện. Trước sự việc này, Bưu điện tỉnh Thái Bình đã phải ra quyết định tạm thời dừng hoạt động của điểm BĐVHX Tam Quang. Theo thống kê, tại các xã Hồng Phong, Tân Bình, Xuân Hòa, Minh Lãng, Vũ Vinh (huyện Vũ Thư), doanh thu từ hoạt động của điểm BĐVHX đạt rất thấp, trung bình khoảng 400 nghìn đồng/tháng, ngành bưu điện phải bù lỗ. Còn bình quân thu nhập hiện nay của nhân viên điểm BĐVHX trên địa bàn huyện chỉ đạt 825 nghìn đồng/tháng, bao gồm thù lao mở cửa phục vụ và hoa hồng "ăn theo" các dịch vụ làm thêm khác.

Kênh thông tin, tuyên truyền của địa phương Trưởng phòng kỹ thuật, nghiệp vụ (Bưu điện tỉnh Thái Bình) Nguyễn Văn Quyên cho biết: Năm 1998, mô hình điểm BĐVHX ra đời với phương thức hoạt động kết hợp giữa dịch vụ Bưu chính - Viễn thông với việc phổ biến các thông tin văn hóa, xã hội tới các tầng lớp dân cư ở nông thôn, trong đó chủ yếu là phục vụ đối tượng nông dân. Từ mục tiêu này, ở 232 trong số 286 xã, phường của tỉnh Thái Bình hình thành các điểm BĐVHX (những xã còn lại đã có bưu điện, bưu cục nên không xây dựng). Những năm đầu (khoảng 10 năm), do viễn thông chưa phát triển, giao thông nông thôn còn khó khăn các điểm BĐVHX này hoạt động rất hiệu quả, dịch vụ điện thoại công cộng, gửi thư, bưu phẩm phát huy được thế mạnh.

Hằng năm, các điểm BĐVHX còn được bổ sung 500 nghìn đồng tiền sách, báo cho "Tủ sách bưu điện" gồm tài liệu về khuyến nông, nuôi trồng thủy sản, mô hình vườn ao chuồng (VAC), khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Mục tiêu chính là phục vụ công ích, mang tính chất "trồng cây văn hóa" ở nông thôn.

Tuy nhiên, những năm gần đây, doanh thu của các điểm BĐVHX sụt giảm, nhiều điểm phải bù lỗ. Nguyên nhân chủ yếu do dịch vụ viễn thông, in-tơ-nét bùng nổ, lượng khách hàng đến sử dụng dịch vụ tại điểm BĐVHX bị san sẻ. Với giá cước ngày càng giảm, dịch vụ điện thoại di động giờ đây đã trở nên "bình dân", khiến dịch vụ điện thoại công cộng tại các điểm BĐVHX không còn thu hút được khách hàng, sản lượng doanh thu giảm khá lớn.

Bên cạnh đó, hình thức bán thẻ di động trả trước không chỉ có ở các điểm phục vụ của bưu điện mà ở nhiều cửa hàng văn phòng phẩm, các đại lý nên lượng khách mua tại điểm BĐVHX cũng bị hạn chế nhiều.

Còn dịch vụ in-tơ-nét tại các điểm BĐVHX không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng do đường truyền kém, thiết bị không được bảo trì, bảo dưỡng nên hư hỏng nhiều.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, ban đầu do chưa có kinh nghiệm nên việc lựa chọn địa điểm xây dựng một số điểm BĐVHX chưa thật hợp lý, chưa bám vào những khu vực tập trung đông dân cư hay trục đường chính nên số người sử dụng dịch vụ còn thấp. Nhân viên có trình độ hạn chế, lại chỉ thường xuyên khai thác các dịch vụ bưu chính viễn thông phổ cập, dẫn đến khả năng giải thích, tư vấn các dịch vụ cho nhân dân còn chưa đáp ứng yêu cầu, đồng thời hạn chế luôn khả năng cung cấp dịch vụ và nâng cao doanh thu. Các loại hình báo chí có nội dung hấp dẫn không được đầu tư thường xuyên vì kinh phí có hạn. Ngành bưu điện cũng đã thực hiện việc luân chuyển báo, tạp chí giữa các điểm BĐVHX trên địa bàn, nhưng do bị giảm tính thời sự nên người dân không có nhu cầu đọc.

Sau gần 15 năm hoạt động, cho dù có những lúc thăng trầm nhưng có thể khẳng định điểm BĐVHX vẫn là một kênh thông tin đắc lực trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Giám đốc Bưu điện huyện Vũ Thư Nguyễn Thị Chung cho rằng: "Điểm BĐVHX vẫn còn nguyên ý nghĩa xã hội, khác chăng là trong tình hình hiện nay cần sự tập trung quan tâm từ nhiều phía". Cụ thể, tỉnh cần hỗ trợ thêm kinh phí đầu tư và tuyên truyền vì đó là địa điểm tham khảo, tìm kiếm thông tin gần nhất của người dân nông thôn. Có thể kết hợp với ngành văn hóa cấp tỉnh, cấp huyện để khai thác, tận dụng triệt để cơ sở vật chất sẵn có một cách hiệu quả, trở thành một kênh thông tin, tuyên truyền của địa phương. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp trên địa bàn cần vận dụng mềm dẻo việc luân chuyển sách từ "Tủ sách pháp luật" của cấp xã, phường, thị trấn sang tủ sách của điểm BĐVHX. Trong thời điểm hiện nay, điểm BĐVHX còn là một tiêu chí để đánh giá, bình xét việc hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới, do đó cần củng cố lại hoạt động, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ như chuyển tiền nhanh, bảo hiểm bưu điện, bán vé máy bay, cấp đổi hộ chiếu, vận tải hàng hóa...

Theo quan điểm chung của cán bộ, công nhân viên Bưu điện tỉnh Thái Bình, đây là loại hình hoạt động mang tính cộng đồng, công ích nhưng kết hợp thêm dịch vụ, do đó phải đầu tư, nâng cấp các điểm BĐVHX, không thể để lãng phí, xuống cấp như hiện nay. Đồng thời, cần nhanh chóng thực hiện việc ghép chức danh bưu tá và nhân viên BĐVHX làm một để nâng cao thu nhập cho người lao động.

Mai Tú
Nguồn nhandan.org.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 499

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 498


Hôm nayHôm nay : 27463

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1418485

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74465456