19:22 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các ban, ngành » Ngành Văn hóa, Môi trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xã hội hóa việc tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa

Thứ hai - 26/08/2013 20:01
Xã hội hóa trùng tu, tôn tạo di tích LSVH không những sẽ huy động được một nguồn lực tài chính dồi dào trong nhân dân mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, góp phần xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trên quê hương Hà Tĩnh văn vật...

 

Hà Tĩnh là nơi tụ cư của người Việt cổ, được minh chứng bằng các di chỉ khảo cổ có niên đại trên 4 ngàn năm như: Phôi Phối, Bãi Cọi, Thạch Lạc... Bên cạnh đó, Hà Tĩnh còn có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa (LSVH) với nhiều làng xã, dòng họ, nhân vật, sự kiện nổi tiếng khắp cả nước... Những điều đó đã tạo cho mảnh đất này một hệ thống di tích LSVH với nhiều loại hình, phân bổ ở hầu khắp các địa phương. Vì vậy, dù là một tỉnh nghèo, diện tích và dân số ở quy mô trung bình, nhưng về di tích LSVH thì Hà Tĩnh lại được xếp trong tốp 15 tỉnh dẫn đầu.

Xã hội hóa việc tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa
Tam quan đền Thượng (Xuân Giang – Nghi Xuân), di tích được trùng tu, tôn tạo bằng 100% nguồn vốn xã hội hóa. Ảnh: Thái Sinh

Tuy nhiên, hệ thống di tích ở Hà Tĩnh hiện đang phải đối mặt với sự xuống cấp, thậm chí nhiều di tích đã thành phế tích, nhiều di tích chỉ còn tồn tại trong các thư tịch, tài liệu... Trong đợt kiểm kê gần đây của ngành Văn hóa, Hà Tĩnh chỉ còn trên 500 di tích, còn lại hàng trăm đình, đền, chùa,... từng nức tiếng trong sử sách xưa nay đã thành... ký ức.

Trước thực trạng đó, ngành Văn hóa đã tập trung cao độ cho công tác bảo tồn, phát huy hệ thống di tích. Đến nay, toàn tỉnh có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 73 di tích cấp quốc gia, 322 di tích cấp tỉnh. Nhiều di tích quốc gia sau khi xếp hạng đã được trùng tu, tôn tạo. Tuy nhiên, nguồn ngân sách của Nhà nước cấp cho các dự án trùng tu, tôn tạo di tích và chống xuống cấp rất hạn hẹp. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 10 năm lại nay, Hà Tĩnh đã huy động được nguồn xã hội hóa để tu bổ, tôn tạo di tích trên 500 tỷ đồng, gấp 5 lần nguồn vốn ngân sách các cấp. Con số này cho thấy, nếu không có nguồn lực xã hội hóa thì việc bảo tồn, chống xuống cấp di tích ở tỉnh ta sẽ trở thành một bài toán cực kỳ nan giải.

Mấy năm lại nay, toàn tỉnh có trên 20 di tích LSVH lớn đã được trùng tu, tôn tạo và xây mới từ nguồn xã hội hóa; đó là chưa kể gần trăm nhà thờ dòng họ và những công trình nhỏ, chưa thể thống kê. Nhờ xã hội hóa mà diện mạo di tích Hà Tĩnh được cải thiện đáng kể. Điển hình là chùa Thanh Lương Trúc Lâm (Lộc Hà) với tổng vốn đầu tư trên 240 tỷ đồng. Ngôi chùa này được phục dựng rất bài bản với một đội ngũ chuyên gia bảo tồn có tiếng ở Việt Nam và những kíp thợ ở các làng nghề miền Bắc, trở thành một công trình kiến trúc đẹp và đúng quy cách, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt.

Ông Nguyễn Văn Tuần - Tổng Giám đốc Công ty Hanvico, người đã công đức hàng chục tỷ đồng trùng tu, tôn tạo nhiều di tích ở Cẩm Xuyên, Đức Thọ và Nghi Xuân mà tiêu biểu là chùa Pháp Hải và đền Thượng cho rằng, Hà Tĩnh vẫn chưa huy động hết nguồn lực xã hội hóa trong nhân dân cho việc trùng tu, tôn tạo di tích LSVH. Theo ông, thông tin về các di tích phải vận động xã hội hóa vẫn còn rất hạn chế, vì vậy, cần phải lên danh sách cụ thể các di tích LSVH cần trùng tu tôn tạo, thậm chí là lập các dự án về các di tích này và quảng bá qua thông tin đại chúng, qua các hội đồng hương để con em Hà Tĩnh nói riêng và các nhà hảo tâm nói chung được biết. Từ đó, các nhà hảo tâm đầu tư theo nhiều phương thức như: làm trọn cả công trình hoặc liên kết đầu tư theo từng hạng mục… Có như vậy mới vận dụng tối đa các nguồn lực và làm được các công trình có tầm cỡ. Đây là ý kiến mà các nhà quản lý cần quan tâm.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực trong việc huy động nguồn lực, công tác xã hội hóa việc trùng tu, tôn tạo di tích LSVH trên địa bàn cũng bộc lộ không ít hạn chế. Trùng tu, tôn tạo di tích không hẳn có tiền là làm được mà còn phải có những kiến thức nhất định về bảo tồn di tích. Do tính chất xã hội hóa nên ngoài công đức bằng tiền thì các tổ chức, cá nhân còn công đức bằng hiện vật như: chuông, tượng, hoành phi, đồ tế khí và thậm chí gạch, đá, cây cảnh… Đã có người công đức thì dù tượng không đúng, hoành phi sai, thậm chí ở đền thờ tượng Phật, ở chùa thờ tượng thần và đưa cả gạch đá hiện đại vào công trình cổ vẫn phải chấp nhận. Khá nhiều di tích “loạn” tượng, “loạn” độc bình, hòm công đức… Như vậy, tâm thì tốt nhưng do không nắm được những nguyên lý cơ bản trong việc trùng tu, tôn tạo di tích nên nhiều di tích sau khi trùng tu, tôn tạo xem như bị phá hỏng và công tác quản lý nhà nước về di tích cũng gặp không ít khó khăn, nổi cộm nhất là đền Củi. Một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này còn chưa tường minh và nhận thức của cán bộ, nhân dân về Luật Di sản chưa đầy đủ là những nguyên nhân cơ bản gây không ít khó khăn cho công tác quản lý.

Để khắc phục những hạn chế trong công tác xã hội hóa việc trùng tu, tôn tạo di tích LSVH, phải làm tốt công tác tuyên truyền để người dân nắm được Luật Di sản văn hóa và các kiến thức, quy định chuyên ngành. Đặc biệt là phải tăng cường công tác quản lý nhà nước, nhất là hướng dẫn, giám sát và quản lý việc trùng tu, tôn tạo các di tích. Ngoài ra, phải có những giải pháp hợp lý để vận động được tối đa nguồn lực xã hội hóa trong nhân dân. Phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế trong công tác xã hội hóa trùng tu, tôn tạo di tích LSVH không những sẽ huy động được một nguồn lực tài chính dồi dào trong nhân dân mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, góp phần xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trên quê hương Hà Tĩnh văn vật.

Thái Văn Sinh
Nguồn baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 211

Máy chủ tìm kiếm : 62

Khách viếng thăm : 149


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1021083

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72703792