17:49 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các ban, ngành » Ngành Nông nghiệp, KH&CN


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bổ cứu kỹ thuật phòng chống dịch tả lợn châu Phi cho chủ cơ sở chăn nuôi

Thứ tư - 22/05/2019 04:41
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, chiều 21/5, Chi cục Chăn nuôi và Thú ý Hà Tĩnh tổ chức lớp tập huấn bổ cứu các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) cho gần 100 chủ các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh.

Bổ cứu kỹ thuật phòng chống dịch tả lợn châu Phi cho chủ cơ sở chăn nuôi

DTLCP ở Hà Tĩnh đã được phát hiện trên đàn lợn 55 con của hộ ông Đặng Văn Đoàn ở tổ dân phố 6, thị trấn Cẩm Xuyên. Nguy cơ dịch bệnh bùng phát diện rộng trên địa bàn Hà Tĩnh hiện nay đang ở mức rất cao vì vậy người chăn nuôi cần thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống dịch, bảo vệ an toàn cho đàn lợn.

Trước tình hình đó, tại buổi tập huấn, các học viên được cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú ý Hà Tĩnh cung cấp đầy đủ các thông tin về bệnh DTLCP như dấu hiệu nhận biết lợn bị nhiễm bệnh, các biện pháp an toàn sinh học phòng bệnh, biện pháp xử lý khi khu vực chăn nuôi xảy ra dịch bệnh.

Bổ cứu kỹ thuật phòng chống dịch tả lợn châu Phi cho chủ cơ sở chăn nuôi

Cán bộ chuyên môn hướng dẫn cách phòng trừ dịch bệnh cho
người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Đối với DTLCP, triệu chứng bệnh biểu hiện là sau khi nhiễm dịch 2 ngày, lợn sốt cao đột ngột, không dứt; heo trắng có da màu ủng đỏ, kém ăn và tăng bạch cầu; mông sau yếu, chân sau bị bại khiến cho lợn đánh võng khi bị xua đuổi.

Các bệnh tích xuất hiện thường là xác chết cứng nhanh, xuất huyết lấm tấm vùng gia mềm, nhanh chóng chuyển sang màu tín; máu chảy ra từ các lỗ tự nhiên như mũi, miệng, hậu môn…

DTLCP hiện chưa có vắc-xin, thuốc điều trị được bệnh và giải pháp phòng bệnh là chính. Vì thế, người chăn nuôi cần tiến hành phòng bệnh bằng biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt toàn trại như: phun sát trùng toàn trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi; liên tục theo dõi sức khoẻ của đàn lợn.

Bổ cứu kỹ thuật phòng chống dịch tả lợn châu Phi cho chủ cơ sở chăn nuôi

Lập chốt canh phun tiêu độc khử trùng phương tiện qua lại vùng đang xảy ra dịch bệnh.

Đối với những nơi đã xảy ra dịch, người chăn nuôi cần nhanh chóng loại bỏ lợn dịch, khoanh vùng dịch; thực hiện tiêu độc khử trùng đúng cách, đúng liều lượng, sử dụng ngay các sản phẩm bổ sung để ức chế virus, nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch...

Theo Thái Oanh/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 307

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 306


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 525862

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70753177