Ngày 23/12/2017, tại Khách sạn Bình Minh – Thành phố Hà Tĩnh, Ban Quản lý dự án cải thiện nông nghiệp có tưới Kẽ Gỗ - Sông Rác Hà Tĩnh tổ chức khai giảng lớp tập huấn “Đào tạo TOT về dịch hại sâu bệnh tổng hợp (IPM)”.
Ngày 23/12/2017, tại Khách sạn Bình Minh – Thành phố Hà Tĩnh, Ban Quản lý dự án cải thiện nông nghiệp có tưới Kẽ Gỗ - Sông Rác Hà Tĩnh tổ chức khai giảng lớp tập huấn “Đào tạo TOT về dịch hại sâu bệnh tổng hợp (IPM)”.
Đến dự khai giảng có ông Nguyễn Văn Tâm – Phó giám đốc Công ty TNHH Một thành viên nam Hà Tĩnh – Giám đốc Dự án; ông Nguyễn Tuấn Lộc – Giám đốc Trung tâm bảo vệ thực vật vùng khu IV (giảng viên khóa học); và 30 học viên gồm: Chi cục BVTV tỉnh; Trung tâm Khuyến nông tỉnh; UBND huyện Thạch Hà, Thành phố Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thị xã Kỳ Anh và 7 xã (xã Tượng Sơn, Cẩm Thành, Thạch Vĩnh, Thạch Đài, Cẩm Bình, Kỳ Giang, Kỳ Phú) thuộc dự án đã tham gia lớp học.
Ở Việt Nam, lúa là một trong những cây trồng chính. Tuy nhiên người nông dân luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ gây thiệt hại năng suất, trong đó dịch hại là yếu tố gây hại hàng đầu. Sự đa dạng các tác nhân dịch hại, sự biến động của quần thể dịch hại, sự phát sinh loài dịch hại mới, tính kháng thuốc của dịch hại cùng với sự hiểu biết của người nông dân về dịch hại còn hạn chế. Bên cạnh đó sản phẩm nông nghiệp không an toàn, chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật do người nông dân đã lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách nghiêm trọng dẫn đến dịch hại càng trở nên khó phòng trị, môi trường và sức khỏe con người ngày càng bị đe dọa.
Với mục tiêu nâng cao kiến thức và về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho các cán bộ; xây dựng giảng viên cấp tỉnh, huyện, giảng viên chính thông qua khóa đào tạo giảng viên (TOT) để có thể tổ chức các lớp FFS cho nông dân, huấn luyện nông dân “FFS”, xây dựng mô hình áp dụng IPM. Ban Quản lý dự án cải thiện nông nghiệp có tưới Kẽ Gỗ - Sông Rác Hà Tĩnh thuộc Công ty TNHH Một thành viên nam Hà Tĩnh sử dụng nguồn kinh phí từ Dự án “Cải thiện nông nghiệp có tưới tỉnh Hà Tĩnh (WB7)” tổ chức lớp tập huấn “Đào tạo TOT về dịch hại sâu bệnh tổng hợp (IPM)”. IPM trong sản xuất lúa rất dễ mà lại rất khó, trên thế giới đã triển khai IPM từ cuối những năm 70. Ở Việt Nam, IPM được đưa vào từ năm 1992. Vấn đề cần quan tâm là quản lý cây trồng như thế nào để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.
Phát biểu và chỉ đạo tại lễ khai giảng, ông Nguyễn Văn Tâm – Phó giám đốc Công ty TNHH Một thành viên nam Hà Tĩnh – Giám đốc Dự án mong muốn các học viên tham gia khóa học đầy đủ, đúng thời gian quy định và hy vọng kết thúc khóa học Dự án sẽ có được nguồn giảng viên (TOT) chủ động cho quá trình triển khai dự án tại 52 xã trên toàn tĩnh./.
Thái Thơm/sonongnghiephatinh.gov.vn