Tham dự lớp tập huấn có đại diện 12 tỉnh, thành phố và các sở, ban ngành tỉnh Hà Tĩnh
Tại buổi tập huấn, các đại biểu đã được nghe về các nội dung: Vai trò, ý nghĩa của SHTT đối với phát triển của địa phương; những lưu ý về lựa chọn và đăng ký bảo hộ quyền SHTT đối với các sản phẩm của địa phương; vấn đề hỗ trợ các thành viên của hiệp hội, làng nghề quản lý, khai thác và phát triển quyền SHTT đối với các đặc sản địa phương,…
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh Đỗ Khoa Văn khai giảng lớp tập huấn
Trình bày vai trò của SHTT đối với chương trình OCOP, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ, tư vấn, Cục SHTT Lê Tất Chiến nhấn mạnh: Sự gắn kết của chương trình OCOP và chương trình SHTT thể hiện ở mục tiêu, phạm vi, sản phẩm… đó là hướng đến phát triển các sản phẩm truyền thống có danh tiếng nguồn gốc từ địa phương, có khả năng cạnh tranh được triển khai ở toàn bộ khu vực nông thôn trên toàn quốc.
Ông Lê Tất Chiến - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ, tư vấn, Cục SHTT trình bày vai trò của SHTT đối với chương trình OCOP
Việc đăng ký quyền SHTT đối với các sản phẩm OCOP góp phần xây dựng thương hiệu, làm tăng giá trị sản phẩm, từ đó thu hút khách hàng, tăng doanh thu, mở rộng thị trường cho sản phẩm của địa phương.
Tính đến hết tháng 6/2019, Việt Nam đã cấp 1.139 Giấy chứng nhận đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ gắn với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý. Trong đó, một số địa phương đăng ký nhiều như Quảng Ninh, Sơn La, Nghệ An…
Theo Tiến sỹ Hà Thị Nguyệt Thu - Trung tâm nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ, tư vấn, Cục SHTT, khi đăng ký xác lập quyền cho đặc sản địa phương, cần lưu ý một số vấn đề: nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt tự thân; phân biệt với những dấu hiệu khác và tên địa danh không được sử dụng với danh nghĩa là nhãn hiệu thông thường…
Tiến sỹ Hà Thị Nguyệt Thu trình bày về lựa chọn và đăng ký bảo hộ quyền SHTT đối với sản phẩm địa phương
Anh Nguyễn Vũ Hùng - Đại diện công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh chia sẻ kinh nghiệm của đơn vị trong việc sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Trong chương trình tập huấn, ngày 27/9, các đại biểu sẽ đi khảo sát, học tập kinh nghiệm thực tế tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn Hà Tĩnh.
Tại Hà Tĩnh, hiện nay, 10 sản phẩm đặc sản đã được đăng ký bảo hộ quyền SHTT gồm: Bưởi Phúc Trạch, nhung hươu Hương Sơn, cam Khe Mây, bánh gai Đức Yên, cam Vũ Quang, mật ong Vũ Quang, mộc Thái Yên, kẹo cu đơ Hà Tĩnh, cam bù Hương Sơn và cam Thượng Lộc. Sở Khoa học và Công nghệ đang triển khai hỗ trợ xây dựng, đăng ký bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm khác như cam Sơn Mai, chè Hồng Lộc, quýt xốp Kỳ An |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn