11:38 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

9X cầm bằng ĐH sư phạm Sinh học về quê trồng rừng, nuôi gà

Thứ năm - 01/11/2018 21:35
Tốt nghiệp khoa Sinh học trường Đại học sư phạm Hà Nội, Nguyễn Mạnh Tuấn (SN 1990, trú tại xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) từ bỏ giấc mơ làm thầy giáo đứng trên bục giảng về quê trồng rừng, nuôi gà. Với nghề nông vất vả, mỗi năm 9X Nguyễn Mạnh Tuấn thu nhập 400 triệu đồng.

Cũng như bao bạn trẻ lớn lên trên vùng đất nghèo xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) Tuấn ước mơ bước vào giảng đường đại học để thay đổi số phận của bản thân. Sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Mạnh Tuấn thi đậu vào khoa Sinh học Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Sau 4 năm đèn sách, năm 2013, Tuấn đã tốt nghiệp đại học, giấc mơ làm giáo viên đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, mỗi lần về quê, thấy đất đai màu mỡ nhưng cha, mẹ làm vất vả không thoát khỏi cảnh đói nghèo, buộc anh đi đến quyết định khó khăn nhất đối với cuộc đời mình.

 9x cam bang dh su pham sinh hoc ve que trong rung, nuoi ga hinh anh 1

Còn đường "nguyên liệu" được gia đình anh Nguyễn Tuấn Mạnh đầu tư xây dựng lên từ chân đồi đến đỉnh đồi để tiện thu hoạch keo lai. Ảnh: Cảnh Thắng

Từ những kiến thức đã được học cộng với đất đai ở quê rộng lớn, màu mỡ Tuấn quyết định về quê trồng rừng, làm trang trại. Xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp, ngay từ khi còn nhỏ Tuấn đã cùng bố mẹ lên rừng, phát quang đất trống, đồi núi trọc. Những năm đó, đất đai thuộc lâm trường quản lý. Sau này, lâm trường giao lại đất rừng cho dân theo chủ trương giao đất giao rừng. Được chính quyền xã Nghĩa Thịnh khuyến khích, gia đình Tuấn nhận hàng chục ha.

Sau khi về quê Tuấn cùng với bố, mẹ cải tạo trồng được hơn 10ha rừng. Phía trên đỉnh đồi gia đình Tuấn trồng các loại gỗ quý như: lim, lát và các loại cây nguyên liệu giấy như keo lai, bạch đàn vừa để phát triển kinh tế gia đình vừa bảo vệ rừng, giữ nước. 

Ngoài ra, Tuấn còn lập trang trại ở bìa rừng, chọn chăn nuôi làm kinh tế mũi nhọn, đầu tư nuôi lợn thịt với hơn 70 con. Tuấn chọn mua con giống lợn lai đem về nuôi, bởi loại lợn này chắc thịt, thơm ngon. Mỗi năm anh xuất bán 3 đợt, với giá bán 50.000 đồng/kg hơi, cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.

 9x cam bang dh su pham sinh hoc ve que trong rung, nuoi ga hinh anh 2

Sản phẩm gà thả đồi của Tuấn được nhiều nhà hàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An ưa chuộng. Ảnh: Cảnh Thắng

Cùng với nuôi lợn, anh còn đầu tư nuôi gà thả trên đồi rừng và đã được các nhà hàng trên địa bàn thu mua tận nơi. Nhờ đó mà mỗi năm Tuấn xuất bán trên 1.000 - 1.200 con gà thịt, thu nhập từ 120 - 200 triệu đồng/năm.

Anh Nguyễn Mạnh Tuấn tâm sự: “Trước đây tôi nghĩ học đại học mới có tương lai. Nhưng sau khi tốt nghiệp trầy trật xin được việc làm hợp đồng với mức lương bèo bọt. Không thể để phí tuổi trẻ, tôi quyết định từ bỏ ước mơ theo nghề dạy học về quê mở rộng mô hình trồng rừng và chăn nuôi trên chính mảnh đất mình sinh ra. Đến thời điểm này, tôi thấy quyết định của mình sự lựa chọn sáng suốt...".

 9x cam bang dh su pham sinh hoc ve que trong rung, nuoi ga hinh anh 3

Ngoài mô hình trang trại nuôi lợn, gà anh Nguyễn Mạnh Tuấn còn đầu tư trồng rừng để cải thiện môi trường và kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Cảnh Thắng

Dẫn chúng tôi thăm những đồi keo ngút ngàn, Tuấn nói: “Đất ở đây phù hợp cho cây keo lai, chỉ cần đầu tư khoảng 10 - 12 triệu đồng/ha, sau 5 năm cho thu hoạch, trừ chi phí lãi trên 60 – 70 triệu đồng/ha.”

Không chỉ mạnh dạn, dám nghĩ dám làm trong phát triển kinh tế, Nguyễn Mạnh Tuấn được mọi người biết là một cán bộ đoàn năng động, nhiệt huyết trong các phong trào hoạt động đoàn ở địa phương. Đặc biệt là hướng dẫn thanh niên làm kinh tế.

 9x cam bang dh su pham sinh hoc ve que trong rung, nuoi ga hinh anh 4

Ngoài công việc chăm sóc đàn lợn và gà, những lúc rảnh rỗi anh Nguyễn Mạnh Tuấn lên rừng chăm sóc rừng cây keo. Ảnh: Cảnh Thắng

Trao đổi với Dân Việt, ông Lâm Văn Thắng - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghĩa Đàn cho hay: “Tôi đã trực tiếp đến thăm trang trại của Tuấn, tôi thấy Tuấn rất chịu khó và tìm tòi phát triển mô hình trang trại. Đây là tấm gương cho nhiều thanh cũng như người dân trên địa bàn học tập”.

Theo Cảnh Thắng (danviet.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 278

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 277


Hôm nayHôm nay : 53719

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1004748

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72687457