Trong đó, Công ty cổ phần Điện nước An Giang quản lý vận hành 147 hệ thống, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn quản lý 30 hệ thống, Tư nhân quản lý 21 hệ thống, Đồn biên phòng quản lý 02 hệ thống).
Hầu hết các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh An Giang đều hoạt động hiệu quả đến trung bình, không có công trình hoạt động kém hiệu quả, không hoạt động hay dở dang, tuy nhiên có rất nhiều hệ thống cấp nước được xây dựng khá lâu, công suất thiết kế nhỏ, mạng ống phân phối ngắn trong khi nhu cầu sử dụng nước của người dân ngày một tăng cao, để đạt mục tiêu đến cuối năm 2020 có 90% số dân nông thôn sử dụng nước sạch theo QCVN 02: 2009/BYT theo Nghị quyết của Tỉnh uỷ tỉnh cần đầu tư nâng công suất, mở rộng tuyến ống các hệ thống cấp nước tập trung hiện có theo hướng mở rộng cấp nước liên xã, liên vùng; đồng thời hỗ trợ phát triển mô hình cấp nước quy mô hộ gia đình.
Để tiếp tục triển khai thực hiện mục tiêu nước sạch trong xây dựng nông thôn mới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ triển khai cấp nước cho 61 xã điểm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, bao gồm xây mới, nâng cấp và mở rộng tuyến ống phân phối 53 hệ thống cấp nước tập trung nông thôn, tổng mức đầu tư 339.235 triệu đồng, trong đó đề xuất phân nguồn đầu tư cụ thể: Ngân sách Trung ương 99.270 triệu đồng; Ngân sách địa phương 117.186 triệu đồng; Doanh nghiệp, Tư nhân, dân góp 117.180 triệu đồng; Vốn vay ưu đãi, ODA, khác 5.600 triệu đồng.
Từ năm 2018 trở đi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp các Sở ngành liên quan, tham mưu UBND tỉnh ưu tiên phân bổ kinh phí từ Chương trình để thực hiện hoạt động theo dõi đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo Hương Huệ/Nông Nghiệp.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn