Cách làm của Ba Đạt là đo khoảng cách giữa 2 bờ kênh, cắm cọc để người dân đổ mang cá. Việc hàn khung cầu được thực hiện ở nhà người dân nào có mặt bằng rộng và nguồn điện ổn định. Khi mọi thứ đã sẵn sàng “kỹ sư nông dân” bắt tay vào ráp nối.
Khoảng cuối năm 2014, đã có bài viết giới thiệu mô hình xây cầu siêu tốc của anh Lê Văn Cư (thường gọi Ba Đạt), nông dân ấp xã Lương An Trà (Tri Tôn). Khi đó, nhóm của anh Đạt chỉ mất có 2 giờ để hoàn thành cây cầu bắc qua con kênh rộng 26m.
Sau thời gian mày mò nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, “kỹ sư nông dân” này đã rút ngắn thời gian từ lúc ráp cầu đến lúc thông xe còn ngắn hơn cả một hiệp đấu bóng đá.
Cách làm của Ba Đạt là đo khoảng cách giữa 2 bờ kênh, cắm cọc để người dân đổ mang cá. Việc hàn khung cầu được thực hiện ở nhà người dân nào có mặt bằng rộng và nguồn điện ổn định. Khi mọi thứ đã sẵn sàng “kỹ sư nông dân” bắt tay vào ráp nối.
Nhân dịp cuối tuần, phóng viên đã tháp tùng cùng nhóm của Ba Đạt để mục sở thị việc bắc cầu trong 30 phút – tốc độ mà ít ai dám nghĩ tới đối với cây cầu sắt vững chãi dài 22m, rộng 2m.
Công trình được thực hiện ở vùng nông thôn điều kiện giao thông khó khăn thuộc ấp Kênh 9, thuộc xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương (Kiên Giang). Chi phí xây cầu chỉ khoảng 30 triệu đồng, chưa bằng một nửa cầu treo dây văng và bằng 1/10 so cầu bê tong, nhưng thời gian sử dụng trên 20 năm.
9 giờ 30 phút sáng 17/10, chiếc cầu hàn sẵn được chở vào kênh
Hiện trạng cây cầu cũ lắc lư
Cầu được hàn sẵn gần như hoàn thiện
Móc đầu ròng rọc chuẩn bị kéo lên
Đưa nhịp cầu vào bờ
Móc nhịp cầu thứ 2
Ráp nối 2 nhịp cầu
Kéo cây cầu sang bờ
Đưa cầu vô mang cá
Chỉnh sửa mố cầu
Đúng 10 giờ, cầu chính thức thông xe
Niềm vui của Ba Đạt (bìa phải) và người dân địa phương khi cầu hoàn thành
Theo Báo An Giang