02:45 EST Thứ ba, 21/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Bà đỡ” của người nuôi bò

Thứ tư - 20/12/2017 08:00
Thành lập tổ hợp tác chăn nuôi bò (HTCNB) tại các phường, xã là hướng đi mới ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi, tránh bị ép giá và hướng tới xây dựng thương hiệu thịt bò Hương Thủy.

Ông Ngô Phước Toàn, Tổ trưởng Tổ HTCNB xã Thủy Phù hồ hởi cho biết, trước kia 1kg thịt bò ngang (thịt bò đã giết mổ tính cả xương) thường chỉ có giá 80-90 nghìn đồng/kg. Kể từ khi có Tổ HTCNB, người chăn nuôi tiếp cận với người mua thay vì qua trung gian nên giá 1kg thịt bò ngang tăng lên hơn 100 nghìn đồng. 

Tổ HTCNB của xã được thành lập từ tháng 10/2017 với 12 thành viên chính thức. Tổ có nhiệm vụ tập trung giải quyết đầu ra cho bà con trong tổ mà không cần qua thương lái để tránh bị ép giá. Khi một đơn vị hoặc cá nhân nào có nhu cầu mua thịt bò chỉ cần liên hệ với tổ để trực tiếp mua bò với giá cả hợp lý, nếu lượng bò trong tổ không cung ứng đủ sẽ tiến hành thu mua lại từ các địa phương xung quanh để giết mổ. Khi lượng thịt còn dư sau mỗi lần giết mổ, tổ viên vận động người thân, bà con lối xóm mua sử dụng. Ngoài đảm bảo đầu ra, tổ hợp tác còn là nơi bà con trao đổi kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc bò. 

Bò hữu cơ có chất lượng thịt tốt
Bò hữu cơ có chất lượng thịt tốt

  

Ban đầu tuy còn gặp nhiều khó khăn do là mô hình mới, nhiều bà con chưa hiểu rõ nên từ chối tham gia nhưng đã dần được khắc phục nhờ công tác vận động, tuyên truyền. “Nhìn chung mô hình Tổ HTCNB mang lại hiệu quả cao, giúp người chăn nuôi yên tâm về đầu ra tiêu thụ, nhờ đó thu hút thêm nhiều hộ tham gia, quy mô của tổ hợp tác ngày càng mở rộng và được người tiêu dùng tín nhiệm.”- ông Toàn đánh giá về hiệu quả. 

Tương tự như Thủy Phù, thời gian qua, Tổ HTCNB xã Phú Sơn được thành lập và hoạt động hiệu quả. 

Ông Trần Văn Hương, Tổ phó Tổ HTCNB xã Phú Sơn chia sẻ, từ khi có tổ hợp tác người chăn nuôi đã vơi bớt phần nào nỗi lo không bán được bò, giá bán cũng cao hơn trước do không phải qua khâu trung gian. 

Ông Ngô Phước Hảo, chuyên viên Phòng Kinh tế thị xã Hương Thủy cho biết, những năm vừa qua số lượng bò tại địa phương phát triển mạnh nhưng đi kèm với đó là thách thức về việc tìm đầu ra. Từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2016, có thời điểm giá bò sụt giảm nghiêm trọng, chỉ bằng 60% giá thị trường trước kia, đến nay tuy đã dần khôi phục nhưng 1kg bò hơi cũng chỉ bán được 60.000 nghìn đồng (so với trước kia 85.000 nghìn đồng). Năm 2017, trên toàn địa bàn thị xã Hương Thủy có hơn 470 hộ nuôi bò và với 3.100 con, tăng gấp đôi so với thời điểm xuống thấp nhất vào năm 2012. 

Lý do khiến giá thịt sụt giảm một phần do sự cạnh tranh trực tiếp từ thịt bò ngoại nhập khẩu, một phần do thương lái ép giá người chăn nuôi. Điều này khiến nhiều hộ chăn nuôi bò trên địa bàn không còn mặn mà với phát triển chăn nuôi gia súc. 

Trước tình hình đó, các phòng chuyên môn của thị xã Hương Thủy tham mưu và phối hợp với các địa phương triển khai vận động, hướng dẫn các hộ nuôi bò thành lập các tổ hợp tác nhằm giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi của người chăn nuôi bò. Nhờ liên kết với các bên liên quan như chăn nuôi, thú y, con giống, thức ăn, buôn bán, giết mổ… nên tổ hợp tác đã tạo được đầu ra ổn định cho đàn bò của các hộ chăn nuôi, không bị tư thương ép giá. Đây cũng là cầu nối giúp người chăn nuôi trao đổi học tập kinh nghiệm, cùng nhau thông tin, liên kết để có kế hoạch nhằm phát triển đàn bò hợp lý theo quy trình chuẩn từ chọn giống, phương thức nuôi, loại thức ăn. 

Khác với các loại thịt bò ngoại nhập, bò của địa phương được nuôi theo phương pháp hữu cơ, không cho ăn thức ăn công nghiệp để đảm bảo chất lượng thịt tốt nhất. Vì vậy các hộ chăn nuôi tham gia tổ đều phải cam kết tuân theo quy trình chuẩn để đảm bào chất lượng thịt bò tươi, ngon, sạch. 

Dưới sự hướng dẫn và xác nhận của chính quyền địa phương, đến nay trên toàn địa bàn thị xã đã có 4 tổ được thành lập gồm: Thủy Phù, Phú Sơn, Phú Bài và Thủy Bằng. Nhờ hiệu quả mang lại nên nhiều xã khác cũng đang trong quá trình đăng ký thành lập, hướng đến 12/12 xã phường đều có tổ hợp tác và thành lập tổ hợp tác liên minh toàn thị xã với nhiệm vụ điều tiết hoạt động, từng bước hình thành thị trường tiêu thụ từ nhỏ đến lớn, xây dựng thương hiệu bò Hương Thủy từ đó mở rộng thị trường ra ngoài thị xã.

Nguồn: nguoichannuoi.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 207


Hôm nayHôm nay : 34064

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1110188

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74157159