Tỉnh Bắc Ninh hiện đã hình thành nên nhiều vùng chăn nuôi tập trung công nghệ cao. |
Ngày 27/5/2015, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, tỉnh đã quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung.
Lãnh đạo Sở NN-PTNT Bắc Ninh cho biết, sau gần 5 năm triển khai đề án, tỉnh Bắc Ninh đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh như: Vùng chăn nuôi lợn ở các xã Lạc Vệ, Tân Chi, Cảnh Hưng (Tiên Du), Gia Đông, Nghĩa Đạo, Đình Tổ (Thuận Thành), Văn Môn (Yên Phong), Lai Hạ (Lương Tài). Vùng chăn nuôi gia cầm ở các xã: Hòa Tiến (Yên Phong), Tương Giang, Tân Hồng (Từ Sơn), Lạc Vệ (Tiên Du), Phú Hòa (Lương Tài), Ninh Xá (Thuận Thành). Vùng chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở các xã: Cảnh Hưng (Tiên Du), Đình Tổ, Gia Đông (Thuận Thành), Chi Lăng, Đào Viên (Quế Võ).
Song song với đó, ngành nông nghiệp Bắc Ninh thực hiện có hiệu quả quá trình tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Công tác cải tạo, nâng cao chất lượng đàn bò giống của tỉnh tiếp tục được thực hiện và đạt kết quả khá. Tỷ lệ bò lai Zêbu của tỉnh những năm qua tăng từ 90% năm 2013 lên 95% năm 2017, trong đó bò lai có tỷ lệ từ 3/4 máu ngoại trở lên chiếm khoảng 65%.
Trên đàn lợn, hiện nay chủ yếu là các giống lợn ngoại, lợn lai (lai giữa lợn ngoại với lợn nội với tỷ lệ máu ngoại 1/2, 3/4, 7/8), trong đó lợn ngoại chiếm khoảng 32%, lợn lai chiếm 66,5%. Rất nhiều giống gia cầm lông màu bản địa đã được khôi phục, phát triển mạnh mẽ nhờ năng suất, chất lượng vượt trội.
Những năm qua, phương thức chăn nuôi đã có sự chuyển biến tích cực từ chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng trong khu dân cư sang chăn nuôi gia trại, trang trại tập trung, công nghiệp, sản xuất theo hướng hàng hoá. Toàn tỉnh hiện có 154 trang trại chăn nuôi, trong đó có 58 trang trại chăn nuôi gia cầm, 84 trang trại chăn nuôi lợn.
Trên địa bàn tỉnh đã có 50 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng ứng dụng công nghệ cao như công nghệ chuồng lồng, chuồng kín với hệ thống làm mát, máng ăn, máng uống, vệ sinh tự động, trong đó có 1 cơ sở chăn nuôi đã thực hiện tự động hóa toàn bộ quá trình sản xuất; 4 cơ sở chăn nuôi đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đàn giống; 6 doanh nghiệp chăn nuôi được Bộ NN-PTNT cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Chăn nuôi Bắc Ninh cũng hình thành một số mô hình liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi như: Hợp tác xã, câu lạc bộ, chăn nuôi gia công. Hiện trên địa bàn tỉnh có 11 HTX dịch vụ chăn nuôi và câu lạc bộ chăn nuôi; 18 trang trại chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp.
Chuồng nuôi gà bố mẹ. |
Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Bắc Ninh khẳng định, hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hầu hết các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đều đã áp dụng công nghệ chuồng kín, máng ăn và nước uống tự động, trong đó có 1 cơ sở chăn nuôi đã thực hiện tự động hóa toàn bộ quá trình sản xuất, các cơ sở chăn nuôi đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đàn giống.
Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh những năm gần đây đã xuất hiện những doanh nghiệp chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, chuyên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm chăn nuôi chất lượng. Việc ứng dụng công nghệ cao những năm qua đã góp phần quan trọng thúc đẩy ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Theo ông Ngguyễn Hữu Thọ, để góp phần có được thành quả trong lĩnh vực chăn nuôi như hiện nay, ngoài sự nỗ lực sáng tạo của doanh nghiệp và người dân, các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi theo Nghị định 210 và 57 của Chính phủ được tỉnh Bắc Ninh triển khai rất quyết liệt, mạnh mẽ.
Trong đó, tỉnh triển khai một loạt chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, chính sách xây dựng cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp, chính sách hỗ trợ công tác phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Hỗ trợ chăn nuôi an toàn thực phẩm, chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ và hỗ trợ nuôi giữ đàn gà Hồ giống gốc.
Hiện tỉnh đang hỗ trợ hàng năm cho cơ sở nuôi giữ gà Hồ giống gốc với mức 500.000 đồng/con/năm để sản xuất giống gà bố mẹ cung cấp cho người chăn nuôi với số lượng gà Hồ giống gốc nuôi giữ hàng năm không quá 1.000 con.
Từ năm 2013 - 2017, sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đạt được kết quả khá cả về năng suất và chất lượng. Cụ thể, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2017 đạt xấp xỉ 91.000 tấn, giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2017 đạt trên 3.500 tỷ đồng, tăng 6,31% so với năm 2013. |
Tỉnh Bắc Ninh hiện đã hình thành nên nhiều vùng chăn nuôi tập trung công nghệ cao. |
Ngày 27/5/2015, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, tỉnh đã quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung.
Lãnh đạo Sở NN-PTNT Bắc Ninh cho biết, sau gần 5 năm triển khai đề án, tỉnh Bắc Ninh đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh như: Vùng chăn nuôi lợn ở các xã Lạc Vệ, Tân Chi, Cảnh Hưng (Tiên Du), Gia Đông, Nghĩa Đạo, Đình Tổ (Thuận Thành), Văn Môn (Yên Phong), Lai Hạ (Lương Tài). Vùng chăn nuôi gia cầm ở các xã: Hòa Tiến (Yên Phong), Tương Giang, Tân Hồng (Từ Sơn), Lạc Vệ (Tiên Du), Phú Hòa (Lương Tài), Ninh Xá (Thuận Thành). Vùng chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở các xã: Cảnh Hưng (Tiên Du), Đình Tổ, Gia Đông (Thuận Thành), Chi Lăng, Đào Viên (Quế Võ).
Song song với đó, ngành nông nghiệp Bắc Ninh thực hiện có hiệu quả quá trình tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Công tác cải tạo, nâng cao chất lượng đàn bò giống của tỉnh tiếp tục được thực hiện và đạt kết quả khá. Tỷ lệ bò lai Zêbu của tỉnh những năm qua tăng từ 90% năm 2013 lên 95% năm 2017, trong đó bò lai có tỷ lệ từ 3/4 máu ngoại trở lên chiếm khoảng 65%.
Trên đàn lợn, hiện nay chủ yếu là các giống lợn ngoại, lợn lai (lai giữa lợn ngoại với lợn nội với tỷ lệ máu ngoại 1/2, 3/4, 7/8), trong đó lợn ngoại chiếm khoảng 32%, lợn lai chiếm 66,5%. Rất nhiều giống gia cầm lông màu bản địa đã được khôi phục, phát triển mạnh mẽ nhờ năng suất, chất lượng vượt trội.
Những năm qua, phương thức chăn nuôi đã có sự chuyển biến tích cực từ chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng trong khu dân cư sang chăn nuôi gia trại, trang trại tập trung, công nghiệp, sản xuất theo hướng hàng hoá. Toàn tỉnh hiện có 154 trang trại chăn nuôi, trong đó có 58 trang trại chăn nuôi gia cầm, 84 trang trại chăn nuôi lợn.
Trên địa bàn tỉnh đã có 50 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng ứng dụng công nghệ cao như công nghệ chuồng lồng, chuồng kín với hệ thống làm mát, máng ăn, máng uống, vệ sinh tự động, trong đó có 1 cơ sở chăn nuôi đã thực hiện tự động hóa toàn bộ quá trình sản xuất; 4 cơ sở chăn nuôi đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đàn giống; 6 doanh nghiệp chăn nuôi được Bộ NN-PTNT cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Chăn nuôi Bắc Ninh cũng hình thành một số mô hình liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi như: Hợp tác xã, câu lạc bộ, chăn nuôi gia công. Hiện trên địa bàn tỉnh có 11 HTX dịch vụ chăn nuôi và câu lạc bộ chăn nuôi; 18 trang trại chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp.
Chuồng nuôi gà bố mẹ. |
Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Bắc Ninh khẳng định, hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hầu hết các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đều đã áp dụng công nghệ chuồng kín, máng ăn và nước uống tự động, trong đó có 1 cơ sở chăn nuôi đã thực hiện tự động hóa toàn bộ quá trình sản xuất, các cơ sở chăn nuôi đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đàn giống.
Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh những năm gần đây đã xuất hiện những doanh nghiệp chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, chuyên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm chăn nuôi chất lượng. Việc ứng dụng công nghệ cao những năm qua đã góp phần quan trọng thúc đẩy ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Theo ông Ngguyễn Hữu Thọ, để góp phần có được thành quả trong lĩnh vực chăn nuôi như hiện nay, ngoài sự nỗ lực sáng tạo của doanh nghiệp và người dân, các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi theo Nghị định 210 và 57 của Chính phủ được tỉnh Bắc Ninh triển khai rất quyết liệt, mạnh mẽ.
Trong đó, tỉnh triển khai một loạt chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, chính sách xây dựng cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp, chính sách hỗ trợ công tác phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Hỗ trợ chăn nuôi an toàn thực phẩm, chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ và hỗ trợ nuôi giữ đàn gà Hồ giống gốc.
Hiện tỉnh đang hỗ trợ hàng năm cho cơ sở nuôi giữ gà Hồ giống gốc với mức 500.000 đồng/con/năm để sản xuất giống gà bố mẹ cung cấp cho người chăn nuôi với số lượng gà Hồ giống gốc nuôi giữ hàng năm không quá 1.000 con.
Từ năm 2013 - 2017, sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đạt được kết quả khá cả về năng suất và chất lượng. Cụ thể, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2017 đạt xấp xỉ 91.000 tấn, giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2017 đạt trên 3.500 tỷ đồng, tăng 6,31% so với năm 2013. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn