19:38 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bán 1 tạ củ cây thuốc "khỏe thần kỳ", thu 20 triệu đồng

Thứ ba - 01/08/2017 02:57
Thông qua sự hỗ trợ của ngành chức năng địa phương, anh A Phiên, xã Đắk Pne, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) đã trồng thử 300m2 cây sâm đá-loại cây vốn mọc hoang và đồng bào gọi là cây thuốc "khỏe thần kỳ". Sau 1 năm trồng, anh A Phiên thu hoạch 1 tạ củ bán được 20 triệu đồng.

Từ kết quả trồng sâm đá thử nghiệm ban đầu, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Kon Rẫy đang tiếp tục phối hợp với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ) hỗ trợ cho 3 hộ trên địa bàn xã Đăk Pne (huyện Kon Rẫy) trồng thêm 900m2 sâm đá để đánh giá và có hướng phát triển loại cây này.

Chúng tôi về xã Đăk Pne đúng lúc gia đình anh A Phiên ở thôn 3 đang tiến hành thu hoạch những cây sâm đá cuối cùng (anh Phiên là hộ dân đầu tiên được chọn trồng thử nghiệm cây sâm đá - PV). Sau 1 năm xuống giống, 300m2 sâm đá cho năng suất khoảng hơn 1 tạ củ sâm.

 ban 1 ta cu cay thuoc 'khoe than ky', thu 20 trieu dong hinh anh 1

Vốn đưa từ môi trường hoang dại về trồng trong vườn nên sâm đá ít sâu bệnh. Ảnh: H.T.

“Từ kết quả thu hoạch, chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ lấy mẫu, gởi ra Bộ Khoa học và Công nghệ để đánh giá hàm lượng chất có trong loại củ này tại địa phương” - anh Đỗ Đình Ngọc - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Kon Rẫy cho biết.

Cây sâm đá được người dân xã Đăk Pne phát hiện trong lúc đi làm rẫy. Theo người dân nơi đây, mỗi khi làm mệt, ăn củ này vào, thấy sức khỏe hồi phục nhanh nên họ vẫn gọi đây là cây thuốc khỏe. Đặc biệt, không chỉ dùng, người dân trên địa bàn xã còn nhổ về và bán củ này cho những người đi buôn từ Gia Lai lên với giá 150 ngàn đồng/kg.

“Trong năm 2016, sau khi tham gia Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, nhận thấy sâm đá có nhiều tác dụng, cần được bảo tồn và kết hợp với những thông tin từ phía người dân, chúng tôi đã tiến hành trồng thử nghiệm loại cây này tại xã Đăk Pne” - anh Ngọc cho biết.

Theo đó, tháng 6/2016, UBND huyện Kon Rẫy đã giao cho Phòng Kinh tế hạ tầng phối hợp với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiến hành chọn hộ gia đình anh A Phiên trồng thử nghiệm 300m2 sâm đá. Trong quá trình trồng, hộ anh A Phiên được hỗ trợ toàn bộ giống, phân bón, lưới rào, hướng dẫn kĩ thuật và hỗ trợ tiền nhân công 1,2 triệu đồng/ tháng.

 ban 1 ta cu cay thuoc 'khoe than ky', thu 20 trieu dong hinh anh 2

Trồng 300m2 cây thuốc "khỏe thần kỳ"-sâm đá, sau 1 năm anh A Phiên thu hoạch, sơ chế được 1 tạ sâm củ, bán được 20 triệu đồng. Ảnh: H.T.

Theo anh Phiên, được chăm sóc, theo dõi kĩ lưỡng, hơn nữa phù hợp với khí hậu nên sâm đá phát triển rất tốt, không bị sâu bệnh. Thấy sâm đá phát triển tốt, ngoài diện tích được giao trồng thử nghiệm, anh A Phiên chủ động trồng thêm 300m2 sâm đá của gia đình. Sau khi thu hoạch, với giá thành thương lái thu mua tận vườn là 200.000đ/kg, vườn sâm đá nhà anh Phiên đem về hơn 20 triệu đồng. Sau vụ trên, gia đình anh đã nhân rộng thêm 400m2 sâm đá và sẽ trồng lâu hơn, trong khoảng 2-3 năm...

Qua những đánh giá thực tế ban đầu, cộng thêm kết quả kinh tế từ nhà anh A Phiên, nhận thấy cây sâm đá phát triển và khá phù hợp với khí hậu tại xã Đăk Pne, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Kon Rẫy tiếp tục sử dụng số giống thu được, chọn và hỗ trợ 3 hộ trên địa bàn xã trồng.

“Hiện tại, chúng tôi trồng thử nghiệm để tìm quy trình, thời gian tốt nhất cho cây sâm đá phát triển tối đa, tăng năng suất chứ chưa dám nhân rộng, trồng đại trà. Nếu sau 3 hộ này, sâm đá phát triển tốt, cho hiệu quả cao thì chúng tôi sẽ có định hướng tìm thị trường đầu ra ổn định và có hướng xây dựng Đăk Pne thành vùng điểm trồng cây sâm đá” – anh Ngọc cho hay.

                                                                                                                                      Theo Hoài Tiến (Báo Kon Tum)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 231

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 230


Hôm nayHôm nay : 59313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1271932

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71499247