15:55 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Bắt" na ra quả trái vụ, nông dân thu lãi lớn

Thứ sáu - 28/10/2016 04:08
Với nhiều cách làm sáng tạo: bắt cây na dai trổ quả trên thân, cắt cành hợp lý, tự tay “thụ phấn” nông dân ở huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã tạo nên một vụ na bội thu với sản lượng lớn, thời gian thu hoạch kéo dài, từ đó nâng cao giá trị quả na, thu hơn 300 tỷ đồng trong năm 2016.

Kéo dài thời gian thu hoạch

Na dai được trồng ở Lục Nam từ nhiều năm nay và ngày càng phát triển mạnh. Với thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, na Lục Nam có vị thơm, ngon, ngọt mát, quả to đều và đã được Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận nhãn hiệu tập thể “Na dai Lục Nam” từ năm 2014. Về qua các xã Huyền Sơn, Nghĩa Phương, Vô Tranh… bạt ngàn một màu xanh mướt của na dai. Những năm gần đây, na dai Lục Nam được các thương lái đến tận nơi thu mua và đã có mặt ở nhiều thị trường: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thừa Thiên- Huế…

 'bat' na ra qua trai vu, nong dan thu lai lon hinh anh 1

Tuy nhiên, nếu như cách đây khoảng 3 năm, vụ na của Lục Nam chỉ kéo dài trong thời gian khoảng 1 tháng thì hiện nay đã có thể kéo dài đến khoảng… 6 tháng. Đó chính là do những sáng tạo độc đáo của người dân trong việc tỉa cảnh, bón phân, rải vụ hợp lý.

Theo anh Hoàng Xuân Hòa, xã Nghĩa Phương thì hiện người dân ở đây có thể “điều khiển” cho na ra hoa, quả bất kỳ lúc nào bằng cách tỉa cành vào những thời điểm nhất định và sử dụng chất dinh dưỡng bón hợp lý để na có thể ra quả ngay trên thân cây. Từ khoảng tháng Giêng, người dân ở đây đã bắt đầu vào việc tỉa cành để tới khoảng tháng 6 đã có na được thu hoạch.

Với cách làm này, có thể thấy ở đây những khu vườn na đang được thu hoạch xen lẫn với những vườn bắt đầu ra hoa. Thú vị hơn, những quả na mặc dù được ra trái vụ nhưng vẫn giữ được những đặc trưng riêng có của na dai Lục Nam đó là quả to, mọng, mắt đều, vị ngọt mát. Người dân cũng vì thế mà không bao giờ lo cảnh “được mùa, rớt giá” như nhiều loại cây trồng khác. “Có những thời điểm tôi bán được 50.000-60.000 đồng/kg, cao gấp đôi, gấp ba so với chính vụ”, anh Hòa chia sẻ.

Thương hiệu “na dai Lục Nam” thu 300 tỷ

Ông Bùi Văn Quang, Chủ nhiệm HTX na dai Lục Nam cho biết, mặc dù mùa na chính vụ đã hết từ lâu nhưng khoảng nửa tháng nữa thì người dân Lục Nam lại được thu hoạch tiếp một vụ nữa.

Hiện nay, toàn huyện Lục Nam đã có khoảng 1/3 diện tích na bắt đầu chuyển dần sang trồng, chăm sóc na trái vụ bởi giá bán thường cao hơn. Theo tính toán của ông Quang, nếu giá na chính vụ chỉ khoảng 20.000 đồng/kg thì giá na trái vụ thường khoảng 40.000- 45.000 đồng/kg, na đẹp có thể còn cao hơn.

“Làm na trái vụ thường vất vả hơn do phải chú ý đến sinh trưởng, phát triển của cây đồng thời phải có chế độ chăm sóc khoa học. Hiện nay, chỉ có những gia đình có đủ nhân lực, thời gian mới có thể làm được nhưng cũng là một con số đáng khích lệ. Trong thời gian tới, chúng tôi đang từng bước giảm dần diện tích na chính vụ để chuyển sang na trái vụ”, ông Quang nói.

Ông Vũ Văn Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lục Nam cho biết, đây là vụ na thắng lợi lớn của huyện. Thời gian thu hoạch na đã kéo dài từ tháng 6 đến khoảng tháng 12. Sản lượng ước đạt 14.000 tấn, với giá bán trung bình vào chính vụ là khoảng 20.000 đồng thì người dân Lục Nam đã có thể thu về khoảng gần 300 tỷ đồng. Nhưng chắc chắn con số thực tế sẽ còn cao hơn thế bởi giá na càng trái vụ càng tăng.

Huyện đang hướng dần việc trồng na của người dân theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện Lục Nam đã có 650 ha na được trồng theo tiêu chuẩn này đạt sản lượng khoảng 5.600 tấn. Theo kế hoạch của huyện Lục Nam dự kiến đến năm 2020, diện tích na tăng thêm 500-600 ha, tập trung tại các xã trọng điểm là Huyền Sơn, Cương Sơn, Lan Mẫu, Đông Phú, Nghĩa Phương, Tiên Nha…

“Chúng tôi đang xây dựng sản phẩm này trở thành sản phẩm chủ lực trong phát triển nông nghiệp của huyện đồng thời để thương hiệu “na dai Lục Nam” ngày càng đi xa hơn, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến”, ông Sơn cho biết.

Hiện nay, toàn huyện Lục Nam đã có khoảng 1/3 diện tích na bắt đầu chuyển dần sang trồng, chăm sóc na trái vụ bởi giá bán thường cao hơn. Theo tính toán của ông Quang, nếu giá na chính vụ chỉ khoảng 20.000 đồng/kg thì giá na trái vụ thường khoảng 40.000- 45.000 đồng/kg, na đẹp có thể còn cao hơn.

 

 
Theo Nguyễn Thành (Tiền Phong)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 171


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 381419

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73428390