08:24 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bí quyết thành công của Thạnh Xuân

Thứ ba - 03/10/2017 23:31
Thạnh Xuân ngày nay như đã được khoác tấm áo mới. Vùng đất nông nghiệp chuyên lúa ngày nào đã theo thời thế, thực hiện chuyển đổi cây trồng hướng tới thu nhập cao gấp nhiều lần thuần lúa.

Bắt tay vào thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) chỉ mới đạt vài tiêu chí mềm. Tuy nhiên, từ sự cố gắng của chính quyền và người dân, đến nay xã đã hoàn tất các tiêu chí và đang được tỉnh xem xét công nhận vào thời gian tới.  

Một cam bằng tám lúa

Thạnh Xuân ngày nay như đã được khoác tấm áo mới. Vùng đất nông nghiệp chuyên lúa ngày nào đã theo thời thế, thực hiện chuyển đổi cây trồng hướng tới thu nhập cao gấp nhiều lần thuần lúa. Những rộng lúa bát ngát đã “lui dần” nhường đất lại cho những vườn cây sum xuê trái. Cú hích để tạo sự đột biến, giúp người dân tăng thu nhập là nhờ hệ thống thủy lợi ngày càng được kiện toàn.

Chuyển đổi cây trồng đã tạo đột phá trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Minh Hồng, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Xuân phấn khởi cho biết, xã có khoảng 1.500ha đất sản xuất. Vào năm 2013, diện tích đất trồng lúa chiếm gần 1.000ha, còn lại bà con trồng rải rác các loại cây ăn trái.

Sau đó, nhà nước tiến hành xây dựng đê bao bảo vệ vùng đất sản xuất. Nhờ vậy, hơn 80% diện tích đất nông nghiệp tại địa phương không còn phải lo triều cường lên xuống. Đặc biệt, bắt đầu từ năm 2014, khi hệ thống đê bao và các cống điều tiết nước chống lũ được hoàn thiện đã giúp nông dân tự tin thực hiện chuyển đổi đất sản xuất lúa sang trồng cam.

Bên cạnh đó, nắm bắt nhu cầu thiết thực của người dân, ngoài những lớp dạy nghề nấu ăn, sửa xe, may mặc hằng năm thì mấy năm nay, Thạnh Xuân còn được ngành chức năng tỉnh Hậu Giang quan tâm tổ chức từ 2 - 3 lớp dạy nghề trồng cây có múi/năm để giúp người dân chuyển đổi cây trồng hiệu quả.

“Trồng cây ăn trái trước đây là sở đoản của người dân nên khi bắt tay vào làm cũng gặp một số khó khăn. Tuy nhiên, từ những kỹ thuật học được tại các lớp dạy nghề cùng với kinh nghiệm thực tế, diện tích cây cam bà con địa phương trồng ngày càng cao. Hiện nay thu nhập của người trồng cam cao gấp khoảng 10 lần trồng lúa”, ông Hồng nói.

Gia đình ông Đặng Ngọc Nam (ấp Xẻo Cao A) có 1,2ha đất nông nghiệp. Trước đây, mỗi năm quần quật làm 3 vụ lúa gia đình ông mới có lãi khoảng 20 triệu đồng. Sau đó, ông thực hiện chuyển đổi một phần diện đất sang trồng cam. Tuy nhiên, do ảnh hưởng thủy triều lên xuống nên năng suất cây cam không được cao.

Vào năm 2014, khi không còn phải lo vấn đề cây ăn trái bị suy giảm do “ngạt nước”, gia đình ông tiến hành đầu tư lại diện tích 3 công đất trồng cam. Hơn 2 năm sau, cây cam cho thu lứa đầu tiên, ông tính sơ một công thu được khoảng 2 tấn cam, giá 15.000 đồng/kg.

Trừ hết chi phí 1 công cam bằng thu nhập cả diện tích gia đình ông trồng lúa trước đây mà nhàn hơn lúa rất nhiều. “Bà con địa phương đã đúc kết được câu nói: “Một cam bằng tám lúa”. Mấy năm nay, dù cam có rớt thế nào thì thu nhập cũng cao gấp nhiều lần trồng lúa”, ông Nam nói.

Từ hiệu quả những trái cam mật và cam xoàn mang lại, người dân địa phương càng hăm hở thực hiện chuyển đổi theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp của xã. Trong khoảng hơn 3 năm qua, hàng trăm ha đất lúa đã được người dân lên liếp trồng cam. Đến nay, toàn xã Thạnh Xuân đã có hơn 1.000ha đất trồng cam.

Diện tích đất trồng lúa chỉ còn lại chưa đầy 400ha. Nhờ đó, thu nhập của người dân địa phương đã tăng từ 14 triệu đồng/người/năm vào năm 2011 (khi bắt tay vào thực hiện xây dựng NTM) lên 38 triệu đồng/người/năm.  

Dân làm là chính

Cũng từ điều kiện kinh tế của người dân vững vàng mà bộ mặt nông thôn Thạnh Xuân đã thay da đổi thịt. Nhà cửa được đầu tư bề thế, tươm tất đã đành, bà con cũng chẳng tiếc công, tiếc của trau chuốt cho những tuyến lộ khiến bộ mặt nông thôn khác hẳn.

Lưu thông trên tuyến đường chính về trung tâm xã Thạnh Xuân mang tên người anh hùng Nguyễn Việt Hồng, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng với cảnh sắc tự nhiên. Trải dài ven trục lộ 4km là các luống hoa được trồng liền nhau nối thành dãy uốn lượn tuyệt đẹp. Tô điểm cho con đường là những gốc vú sữa, những cây mai trước sân được che chở bằng những cây dừa hàng chục năm tuổi sừng sững làm cho cảnh sắc thêm lộng lẫy.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Ngọc Tân, Chủ tịch UBND xã Thạnh Xuân cho biết: “Nét đẹp đó là niềm tự hào của địa phương. Tất cả đều do dân làm hết”.

Theo lời kể ông Tân, trước đây khi quy hoạch làm đường Nguyễn Việt Hồng thì thẳng nhưng thực tế khi triển khai, có những khúc phải làm cong. Chính vì vậy, có nơi lấn vào đất sản xuất, bà con phải chặt bỏ cây ăn trái làm đường. Do bị ảnh hưởng đến quyền lợi nên ban đầu người dân cũng làm căng.

Bộ mặt nông thôn xã Thạnh Xuân nay đã khác hẳn

Tuy nhiên khi thực hiện cuộc vận động xây dựng NTM, bà con cũng chấp nhận cho làm. Sau đó, địa phương tiếp tục thuyết phục bà con trồng hoa ven đường để tạo cảnh quan, một số bà con cũng hậm hực không chịu. Hộ nào đồng ý, địa phương hỗ trợ làm trước.

Sau đó, xã lấy cảnh quan đẹp, thông thoáng trước nhà người này sang vận động người kia, “mưa dầm thấm đất” cuối cùng bà con ai cũng đồng lòng làm.

Khi tư tưởng người dân đã thông suốt thì việc gì cũng dễ. Theo kế hoạch của tỉnh Hậu Giang thì đến năm 2018 Thạnh Xuân mới về đích NTM. Nhưng trước sự "thăng hoa" của địa phương, tỉnh Hậu Giang đã quyết định ưu tiên vốn đầu tư một số tiêu chí cứng để Thạnh Xuân kịp thời về đích trong năm.

Tuy nhiên, khi triển khai, do không có trong kế hoạch nên nguồn tiền giải phóng mặt bằng để xây dựng trụ sở các ấp văn hóa không có. Khi đó, chính quyền chỉ “nói nhẹ” thôi, đồng loạt các công trình xây dung trụ sở văn hóa ấp được triển khai chỉ bằng niền tin của người dân dành cho chính quyền địa phương.

Ngay như gia đình bà Lê Thị Đào (ấp Xẻo Cao A) có chưa tới 2.000m2 đất, lại thuộc diện hộ nghèo. Nhưng khi được chính quyền vận động giao 300m2 đất để xây trụ sở văn hóa ấp, mặc dù chưa nhận đồng tiền bồi thường nào bà vẫn đồng ý cho thực hiện.

Ông Đặng Ngọc Tân, Chủ tịch UBND xã Thạnh Xuân: "Chúng tôi đang hoàn tất những phần việc còn lại. Trong tháng này mọi việc sẽ ổn định để sẵn sàng về đích. Có được thành quả ngày hôm nay, công sức của dân rất lớn. Từ những việc dễ thấy nhất như:đường nông thôn, vườn hoa trải dài ven các tuyến lộ đến những nhà văn hóa mọc lên đều có công, có của của người dân trong đó. Trên địa bàn xã chỉ có hơn 2km đường giao thông nông thôn đầu tư bằng 100% vốn nhà nước. Còn hơn chục km đường lớn nhỏ khác đều được vận động xi măng từ mạnh thường quân. Người dân đối ứng cát, đá và hiến đất, hoa màu rồi cùng nhau bỏ công sức làm".
Theo Báo Nông Nghiệp .vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 416


Hôm nayHôm nay : 41153

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 655104

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70882419