00:38 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bình Định: Hiệu quả tôm, cá xen cua an toàn sinh học

Thứ bảy - 29/04/2017 23:07
Từ hiệu quả mô hình nuôi tôm xen cua, cá an toàn sinh học (ATSH) tại huyện Tuy Phước và Hoài Nhơn, năm 2017 ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định tiếp tục hỗ trợ người dân nhân mô hình ra diện rộng, nhằm hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Người dân thôn Đông Điền xử lý nước trong ao trước khi thả giống Ảnh: Tiến Sỹ

Người dân thôn Đông Điền xử lý nước trong ao trước khi thả giống   Ảnh: Tiến Sỹ 

Hiệu quả bước đầu

Trong khuôn khổ Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD), năm 2016 ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định đã phối hợp với chính quyền các địa phương xây các mô hình nuôi tôm xen cua, cá ATSH tại thôn Đông Điền, xã Phước Thắng và thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước); thôn Công Lương, xã Hoài Mỹ (huyện Hoài Nhơn). Dự án đã hỗ trợ kinh phí xây dựng kênh cấp thoát nước, hệ thống xử lý chất thải và hệ thống điện phục vụ nuôi trồng thủy sản. Các hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ một phần chi phí về thức ăn, con giống và được cán bộ ngành nông nghiệp hướng dẫn quy trình tạo ao nuôi, cách xử lý nước, mật độ con giống tôm nuôi xen cá, cua, quản lý dịch bệnh, cách ghi chép nhật ký nuôi tôm.

Ông Đặng Minh Đồng, một trong những hộ dân ở thôn Mỹ Điền tham gia mô hình, cho biết, gia đình ông có 2 ao nuôi tôm với diện tích 8.000 m2. Trước đây, ông sử dụng cả 2 ao để nuôi tôm sú, nhưng không hiệu quả do thả tôm với mật độ quá dày (100 con/m2), môi trường nước bị ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh gây hại tôm nuôi. Năm 2016, ông chỉ sử dụng 1 ao diện tích mặt nước 5.000 m2 để nuôi tôm thẻ chân trắng, mật độ 30 con/m2 và 1.000 cá rô phi đơn tính; ao còn lại dùng làm ao lắng. Mặc dù thời tiết có nhiều bất lợi nhưng vẫn đạt sản lượng khoảng 1,4 tấn tôm và 1 tạ cá, thu nhập trên 150 triệu đồng, cao gấp 2 lần so năm trước. Cũng là người thành công với mô hình này, ông Đặng Văn Ty, thôn Đông Điền thả nuôi 200.000 tôm và cá giống trên diện tích 4.000 m2, cho thu nhập trên 233 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi gần 100 triệu đồng. Quy trình nuôi tôm xen cá ATSH dễ áp dụng và hiệu quả kinh tế cao. Hiện ông Ty đang cải tạo ao để tiếp tục nuôi vụ mới.

Ông Phạm Quang Ân, Phó Phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước cho biết, trước đây, môi trường nước tại thôn Đông Điền và Vinh Quang 2 đều bị ô nhiễm, dịch bệnh trên tôm nuôi thường xảy ra, nên thu nhập của người dân rất bấp bênh. Những khó khăn, bất cập nói trên đã được khắc phục khi người dân áp dụng quy trình nuôi tôm xen cá, cua ATSH. Thực tế cho thấy, 15 hộ dân ở thôn Đông Điền và 3 hộ dân ở thôn Vinh Quang 2 tham gia mô hình đều có lãi cao từ tiền bán tôm, cá.

Nhân ra diện rộng

Theo Sở NN&PTNT Bình Định, hàng năm nông dân trong tỉnh sử dụng trên 2.000 ha mặt nước để nuôi tôm theo các phương pháp thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Nghề nuôi tôm đã góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động tại các địa phương. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng tại các vùng nuôi tôm trong tỉnh còn thấp kém, nhiều nơi sử dụng chung kênh mương dẫn nước phục vụ sản xuất lúa và nuôi tôm. Mặt khác, năm qua ít xảy ra mưa lũ lớn nên các loại virus có hại tồn tại trong môi trường nước đã gặp điều kiện thuận lợi để phát sinh, phát triển… Do đó, việc nhân rộng mô hình nuôi tôm xen cua, cá ATSH là giải pháp hữu hiệu giúp người dân khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện hữu, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trao đổi về vấn đề trên, ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định, kiêm Giám đốc Dự án CRSD, cho biết, năm 2017 dự án tiếp tục hỗ trợ mở rộng diện tích nuôi tôm, tôm xen cua, cá tại xã Phước Thắng, Phước Sơn và Hoài Mỹ. Điều đáng mừng là có rất nhiều nông dân tại các địa phương đăng ký tham gia. Riêng xã Phước Thắng, hiện có 40 hộ sử dụng 44 ao nuôi tôm thẻ chân trắng xen cá rô phi đơn tính. Dự án sẽ hỗ trợ 50% tôm giống và 100% cá. Tại xã Phước Sơn có 19 hộ sử dụng 19 ao nuôi tôm sú xen cá chua; dự án hỗ trợ 100% tôm và cá giống. Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ 50% tôm giống thẻ chân trắng và hướng dẫn quy trình nuôi tôm ATSH cho 6 hộ dân xã Hoài Mỹ mở rộng diện tích nuôi tôm. Sở cũng chỉ đạo cho các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền các địa phương củng cố các Ban quản lý vùng nuôi, hướng dẫn người dân áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật vào thực tế; đồng thời tổ chức các hộ dân quanh vùng tham quan học tập, từng bước thay đổi cách nghĩ, cách làm, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.


>> Kinh nghiệm rút ra từ mô hình nuôi tôm, xen cá, cua an toàn sinh học chính là, khi ao nuôi được đầu tư cải tạo tốt, chọn giống và thả tôm, cá, cua với mật độ phù hợp; xử lý nguồn nước và phòng bệnh kịp thời… sẽ khắc phục được những yếu tố bất lợi từ thời tiết và dịch bệnh phát sinh.
Phạm Tiến Sỹ/thủy sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 248

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 245


Hôm nayHôm nay : 29550

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 145420

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60467377