14:52 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bình Định phát triển chăn nuôi chất lượng cao

Thứ ba - 14/08/2018 19:03
So với nhiều địa phương trong cả nước, tỉnh Bình Định không có nhiều lợi thế về đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn nuôi và trồng trọt. Vì vậy, đối với ngành chăn nuôi, tỉnh chú trọng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao nhằm tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Nhân viên Công ty cổ phần Việt-Úc Bình Định chăm sóc tôm giống. Ảnh: QUANG QUYẾT (TTXVN)

Gia tăng lượng và chất...

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định, sau 5 năm tổ chức triển khai thực hiện đề án cơ cấu lại nông nghiệp, ngành chăn nuôi của tỉnh đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần sớm hoàn thành mục tiêu đề án đến năm 2020.

Riêng với chăn nuôi gia cầm, số lượng gà năm 2018 tăng 16,7% so với năm 2014 và Bình Ðịnh đã có thương hiệu gà giống Minh Dư của Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư (Công ty Minh Dư). Sau hơn 25 năm hoạt động, hiện nay Công ty Minh Dư đã đầu tư hai cơ sở chăn nuôi với tổng diện tích hơn 46,3 ha, dây chuyền sản xuất khép kín đồng bộ từ chăn nuôi gà bố mẹ đến sản xuất con giống với 120 máy ấp nở công nghệ hiện đại. Công ty đã tạo ra được các giống gà ta chọn lọc MD1.MÐ, MD2.MÐ, MD3.BÐ có sức đề kháng, độ đồng đều cao, tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, phù hợp điều kiện chăn nuôi tại nhiều vùng, miền của đất nước, nhất là nuôi chăn thả ở các tỉnh duyên hải miền trung, Tây Nguyên, trung du và miền núi. Nhờ có chất lượng cao, giá thành phù hợp, giống gia cầm Minh Dư đã xuất khẩu sang các nước như Lào, Cam-pu-chia.

Cùng với phát triển mạnh đàn gia cầm, theo đề án phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh Bình Ðịnh đặt mục tiêu phát triển tổng đàn bò lai đạt 295.890 con trong năm 2020. Ðến tháng 6-2018, toàn tỉnh đã đạt 288 nghìn con, tương ứng 92% kế hoạch. Trung tâm Giống vật nuôi Bình Ðịnh đang kiến nghị UBND tỉnh điều chỉnh tăng kế hoạch thụ tinh nhân tạo bò được phê duyệt tại đề án để phù hợp tình hình thực tế, nhằm cung ứng kịp thời nhu cầu vật tư thụ tinh nhân tạo bò tại các địa phương trong tỉnh, đồng thời mở rộng vùng phối giống bò thịt chất lượng cao. Cũng trong năm nay, Trung tâm Giống vật nuôi Bình Ðịnh đã cấp cho thị xã An Nhơn 150 liều tinh bò Wagyu (bò Kobe). Nếu thụ tinh thành công, đây sẽ là giống bò chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu lớn của thị trường.

Ông Ðặng Ðình Tùng (xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ) cho biết: những năm trước đây, gia đình ông chủ yếu nuôi giống bò vàng, dáng vóc nhỏ, trọng lượng thấp, sản lượng thịt không cao. Từ năm 2015, gia đình ông được Trung tâm Giống vật nuôi Bình Ðịnh hỗ trợ giống chuyển giao kỹ thuật, tham gia đề án phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ giai đoạn 2015 - 2020. Theo đó, mỗi hộ nông dân sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng để mua 10 con bò giống, mua thức ăn gia súc và được tham gia các lớp tập huấn kỹ năng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Những giống bò mới là 3B và Red Angus đã giúp gia đình ông đạt hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với trước đây. Ông Tùng chia sẻ: "Ban đầu tôi nhập về 10 con bò giống (khoảng 4 - 5 tháng tuổi, trọng lượng từ 50 đến 150kg) giá 150 triệu đồng. Sau hai năm nuôi, bò thịt lên được khoảng 700kg, giá thành 60 triệu đồng/con, trừ đi chi phí thì lãi khoảng 200 triệu đồng".

Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư (Bình Định) là 1 trong 4 doanh nghiệp gà lông mầu lớn nhất Việt Nam. Ảnh: DƯƠNG LAM

Hiện nay, mô hình nuôi bò thịt chất lượng cao đang được nhân rộng tại Bình Ðịnh. Hàng trăm hộ nông dân đã thật sự đổi đời từ mô hình này. Không chỉ các hộ chuyên nuôi bò, các ngành nghề phụ trợ lĩnh vực này cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao như nghề phối giống thụ tinh nhân tạo cho bò, trồng cỏ voi, bán hèm rượu làm thức ăn gia súc… Anh Nguyễn Hữu Ðộ, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn đã làm giàu nhờ nghề dẫn tinh viên (nhân viên thụ tinh nhân tạo cho bò). Mỗi ngày, anh nhận nguồn tinh bò lai chất lượng cao nhập khẩu từ Trung tâm Giống vật nuôi Bình Ðịnh và đi thụ tinh nhân tạo cho ba đến bốn con bò cái trong địa phương. Mỗi ngày, thu nhập của anh khoảng 500 nghìn đồng.

Theo Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi Bình Ðịnh Trần Văn Hạnh, từ năm 2015 đến nay, số lượng bê thịt chất lượng cao (giống bò 3B và giống bò Red Angus) trung bình mỗi năm sinh ra hơn 15 nghìn con. Phần lớn bê giống được người nông dân bán cho các tỉnh lân cận, chỉ có khoảng 30% số bê giống được tiếp tục nuôi trong tỉnh để phát triển thành bò thịt chất lượng cao. "Chúng tôi đang khuyến khích những hộ có điều kiện tiếp tục nuôi từ bê giống lên bò thịt để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ðồng thời chúng tôi cũng đang lập hồ sơ để đăng ký thương hiệu Bò thịt chất lượng cao Bình Ðịnh, dự kiến hoàn thành trong năm 2020", ông Hạnh cho biết.

Ðầu tư ứng dụng công nghệ cao

Nếu trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, Bình Ðịnh tập trung tăng lượng và chất chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong nước, còn để nuôi tôm xuất khẩu, trong thời gian từ năm 2012 đến 2020, tỉnh chủ trương kêu gọi đầu tư công nghệ cao. Cùng với dự án xây dựng một khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm ở xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ có diện tích khoảng 406 ha, hiện đã giao Công ty Việt - Úc Bình Ðịnh 126ha, Bình Ðịnh còn quy hoạch vùng nuôi tôm công nghệ cao tại hai xã Cát Thành và Cát Hải (huyện Phù Cát) với diện tích 220ha. Tại vùng nuôi tôm ở xã Cát Hải, Công ty Thành Ly (TP Quy Nhơn) đang triển khai dự án nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao trên diện tích 48ha với tổng vốn đầu tư 284 tỷ đồng.

Tại xã Mỹ Thành, sau khi khởi công xây dựng khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao vào tháng 10-2015, đến nay, Công ty Việt - Úc Bình Ðịnh đã đưa vào sử dụng hai khu nhà màng nuôi tôm siêu thâm canh. Vật tư xây dựng đều nhập từ nước ngoài bảo đảm chất lượng và độ bền, chịu được bão lớn. Mỗi nhà màng được xây dựng trên diện tích 1ha, với 14 ao nuôi với diện tích 500m2/ao. Chung quanh mỗi nhà màng nuôi tôm là những công trình phụ trợ khác, như: Ao lắng, ao thải, nhà máy xử lý khí, nhà máy phát điện, hồ xử lý nước, đường nội bộ. Ðược biết, mỗi nhà màng có chi phí đầu tư khoảng bảy tỷ đồng.

Theo Giám đốc điều hành Công ty Việt - Úc Bình Ðịnh Chế Thanh Hưng: Trong quá trình nuôi hoàn toàn dùng men vi sinh và chế phẩm sinh học để con tôm đạt được chất lượng tốt nhất, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản và Ô-xtrây-li-a. Năng suất nuôi trong trại so với bên ngoài cao hơn khoảng ba đến bốn lần do có thể kiểm soát các thông số về nhiệt độ, ánh sáng, độ kiềm, PH, độ mặn… Ngoài ra, với hệ thống cho ăn tự động dùng cảm biến đặt dưới ao cho nên khi tôm muốn ăn sẽ điều khiển tự động phun thức ăn ra, từ đó tiết kiệm thức ăn và không làm ô nhiễm nguồn nước. Từ nay đến hết năm 2018, công ty sẽ tiếp tục hoàn thành tám nhà màng nuôi tôm thương phẩm cùng quy mô nêu trên.

Chi Cục trưởng Thủy sản Bình Ðịnh Võ Ðình Tâm cho biết: Khi kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nuôi tôm công nghệ cao, Bình Ðịnh đưa ra các tiêu chí để nhà đầu tư áp dụng. Thứ nhất là công nghệ ứng dụng vào nuôi tôm phải là công nghệ Biofloc hoặc công nghệ tuần hoàn nước để không khai thác mạch nước ngầm, sử dụng nước thật tiết kiệm nhằm bảo đảm môi trường và hạn chế xả thải ra môi trường. Thứ hai là 14 hạng mục đầu tư phải đạt mức sáu tỷ đồng/hạng mục và chất lượng tôm nuôi ít nhất phải đạt tiêu chuẩn VietGAP. Hiện các hạng mục Công ty Việt - Úc Bình Ðịnh đã đầu tư xây dựng đều đáp ứng được các tiêu chí tỉnh đề ra trong nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.

Theo kế hoạch, trong năm 2019, Công ty Việt - Úc Bình Ðịnh tiếp tục xây dựng thêm 10 nhà màng, nhà máy chế biến và nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản để hình thành khu nuôi tôm công nghệ cao khép kín chuỗi, theo quy hoạch mà UBND tỉnh Bình Ðịnh đang trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ. Hy vọng, với dây chuyền nuôi tôm khép kín, Công ty Việt - Úc Bình Ðịnh sẽ cho ra sản phẩm tôm đạt chất lượng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính nhất, góp phần nâng tầm thương hiệu tôm Việt Nam.

Theo Cát Hùng/Báo Nhân Dân .vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 322

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 319


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1332972

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74379943