Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, UBND tỉnh Bình Địnhquy hoạch 2 vùng nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ cao có diện tích lên tới 612ha; trong đó, vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao xã Cát Hải, Cát Thành (huyện Phù Cát) rộng 206 ha và Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Mỹ Thành, xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ) rộng 406 ha. Hiện đã có các doanh nghiệp đầu tư vào hai vùng nuôi tôm này.
Công ty TNHH Việt Úc – Phù Mỹ đang triển khai Dự án Khu nuôi tôm thương phẩm công nghệ cao trong nhà kính có diện tích hơn 116 ha tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Mỹ Thành. Dự kiến sẽ bắt đầu thả tôm nuôi trong tháng 3 này. Công suất tôm thương phẩm của dự án lên tới 8.400 tấn/năm. Đây sẽ là dự án hạt nhân của chương trình nuôi tôm công nghệ cao tại Bình Định và có thể xuất khẩu trực tiếp tôm thương phẩm.
Tại vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao xã Cát Hải, Cát Thành đã có 5 doanh nghiệp đăng ký đầu tư; trong đó, Công ty TNHH Thành Ly đã triển khai dự án 48 ha và đã thả tôm nuôi.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định Phan Trọng Hổ cho biết, các vùng nuôi tôm công nghệ cao này đều được quy hoạch tại những vùng mới, ven biển, môi trường rất sạch, đảm bảo việc triển khai các dự án nuôi tôm công nghệ cao. Ngành nông nghiệp sẽ theo dõi sát sao các dự án được triển khai phải thực hiện đủ 14 tiêu chí về nuôi tôm công nghệ cao; không để đơn vị nào “nợ” tiêu chuẩn sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng đến môi trường.
Theo báo Nông nghiệp, ngoài ra, tỉnh cũng đã có chủ trương giao đất tại khu nuôi tôm CNC Cát Hải – Cát Thành cho 4 DN khác là: Cty TNHH Nuôi trồng, chế biến thủy sản xanh, Cty TNHH Nam Việt – Bình Định, Cty TNHH Thạnh Vân và Cty TNHH Thành Hiệp.
Đến nay, Tập đoàn Việt Úc đã xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, thả tôm nuôi trong 14 ao liền kề trong nhà màng. Từ nay đến cuối năm 2018, DN này tiếp tục xây dựng thêm 8 nhà màng, xây dựng nhà máy chế biến thức ăn cho tôm và nhà máy chế biến tôm XK với tổng vốn đầu tư 290 tỷ đồng. Đây là khu SX, chế biến tôm nuôi CNC khép kín quy mô lớn đầu tiên ở Bình Định.
Để bảo đảm chất lượng nước ổn định cho tôm sinh trưởng và không gây ô nhiễm môi trường, Tập đoàn Việt - Úc đã đầu tư xây hệ thống xử lý nước tuần hoàn theo công nghệ của Đức và Mỹ. Hệ thống này có nhiệm vụ kiểm soát tự động tất cả các thông số môi trường trong ao nuôi. Với việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào nuôi tôm, có thể thả nuôi với mật độ dày, từ 200 - 500 con/m2 mặt nước.
Theo ông Đặng Quốc Tuấn, Phó TGĐ điều hành Tập đoàn Việt Úc, tất cả các ao nuôi tôm trong khu phức hợp SX tôm chất lượng cao tại xã Mỹ Thành đều được áp dụng quy trình nuôi trong nhà màng của Israel, đảm bảo yêu cầu kết cấu bền vững, cơ giới hóa ở mức cao nhất trong các công đoạn SX. Quy trình công nghệ đáp ứng các yêu cầu kiểm soát ở mức cao nhất về “tiểu khí hậu nhà kính”, “sinh học nhà kính” và “dịch hại nhà kính”, nhằm thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.
Trong quá trình hoạt động, chúng tôi sẽ phối hợp với tỉnh Bình Định nhân rộng quy trình SX tôm thương phẩm chất lượng cao quy mô nhỏ, đồng thời tổ chức thu mua để chế biến XK, nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân tại địa phương, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái”.Ông Lương Thanh Văn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt Úc cho biết: “Khu phức hợp SX tôm chất lượng cao tại xã Mỹ Thành sẽ SX trên 8.400 tấn tôm thương phẩm/năm. Với quy trình SX, chế biến khép kín hiện đại, sản phẩm của tập đoàn không lo ngại các rào cản kỹ thuật cũng như các tiêu chuẩn khắt khe khi XK sang thị trường khó tính như Mỹ, Nhật và châu Âu.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng kỳ vọng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững là một trong những giải pháp quan trọng để tái cơ cấu lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng.
Ông Dũng cũng kỳ vọng khi khu phức hợp SX tôm chất lượng cao tại xã Mỹ Thành đi vào hoạt động sẽ tạo đà để lĩnh vực nuôi tôm của tỉnh phát triển theo hướng bền vững.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn