05:08 EDT Thứ tư, 03/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bình Định xuất hiện nhiều tỷ phú chân đất

Thứ ba - 17/10/2017 23:03
Sau 10 năm phát động phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, tỉnh Bình Định đã xuất hiện nhiều cách làm ăn đầy sáng tạo và hiệu quả của nông dân. Ngoài việc làm giàu cho gia đình mình, họ sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ các nông hộ khác vượt khó, góp phần xóa đói giảm nghèo...

Phong trào lớn mạnh

Hưởng ứng phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, nông dân Bình Định từ đồng bào đến miền núi, miền biển đã tích cực khai thác tiềm năng đất đai, mặt nước, sáng tạo nhiều cách làm ăn hiệu quả.

09-11-28_1
Ngoài nuôi tôm trên cát và trồng rừng, ông Phan Kiếm Hiệp còn nuôi gà chọi, thu lãi trên 1 tỷ đồng/năm

Theo Hội Nông dân tỉnh Bình Định, phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi do đơn vị phát động đã thu hút mỗi năm 120.000 nông dân đăng ký tham gia. Qua bình xét, đến nay toàn tỉnh đã có 561 ngàn lượt nông dân đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi các cấp, trong đó có 65 người đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi cấp Trung ương.

Không chỉ biết làm giàu cho chính mình, các nông dân SXKD giỏi còn sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ, hướng dẫn các nông hộ khác cách làm ăn để vượt qua khó khăn. Qua 10 năm phát động phong trào, tỉnh Bình Định đã có trên 50.000 nông hộ thoát nghèo. Đặc biệt, các điển hình nông dân SXKD giỏi còn là lực lượng nòng cốt thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, xây dựng hạ tầng nông thôn, thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ gìn an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

Đánh giá cao những thành tựu của phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi trong những năm qua, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu trong thời gian tới, các cấp ngành chức năng cần gắn chặt phong trào với công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn.

“Các cấp hội nông dân phải tạo điều kiện để nông dân tiếp cận tiến bộ  KHKT và các nguồn vốn; tư vấn, hướng dẫn nông dân lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp; khen thưởng, động viên kịp thời các điển hình SXKD giỏi, nhân rộng những cách làm hay, việc làm tốt, tạo sự đoàn kết cùng phát triển kinh tế, xây dựng quê hương”, ông Châu định hướng.  

Xuất hiện nhiều tỷ phú

Phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi đã sinh ra nhiều tỷ phú nông dân, cả ở đồng bằng đến miền núi, miền biển. Đại diện cho tỷ phú đồng bằng có thể kể đến ông Phan Kiếm Hiệp ở thôn 4, xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ). Đầu thập niên 90, khi người dân ở đây chưa hề có khái niệm nuôi tôm trên cát thì ông Hiệp đã “vác đơn” lên xã xin đất để làm, mà làm đến 10ha. Có không ít người dân địa phương cười cợt: “Tôm ở dưới nước mang lên cát nuôi thì chỉ có đốt tiền!”. Ai nói mặc ai, ông vẫn kiên tâm đi học nghề. “Ngày ấy tui ra tới Quảng Ngãi để học nghề. Vừa học vừa tham khảo thêm qua báo chí. “Có công mài sắt có ngày nên kim”, có gắng mãi rồi cũng thành công”, ông Hiệp bộc bạch.

Đang gắn bó với con tôm ở những vùng đất cát ven biển, ông Hiệp tiếp tục “leo” lên rừng mở thêm cuộc làm ăn mới. Ông xin đất trồng rừng, hiện đang sở hữu 4ha rừng nguyên liệu giấy. Chưa đã, ông còn xây dựng chuồng trại, tuyển chọn các giống gà chọi hay nuôi nhân giống cung cấp cho người chơi khắp cả nước. Với chừng ấy việc, hiện nay mỗi năm sau khi trừ hết chi phí, ông Hiệp còn lãi ròng trên 1 tỷ đồng.

Ở miền núi thì có ông Mai Văn Rõ ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân). Khởi nghiệp bằng 2 bàn tay trắng, ông thuê đất của chính quyền địa phương và ra sức khai hoang 4ha đất đầm lầy mà trước đó không ai thèm ngó ngàng đến. Ông bắt tay vào công cuộc trồng rừng. Ăn nên làm ra, tích góp được ít vốn, sau khi trả đất thuê cho chính quyền địa phương, ông Rõ mua góp đất quanh vùng để phát triển trồng trọt xen chăn nuôi gia súc gia cầm gắn với an toàn dịch bệnh. Sau khi trừ chi phí sản xuất, mỗi năm ông Rõ còn bỏ vào “hầu bao” không dưới 1 tỷ đồng tiền lãi.

09-11-28_2
Trồng rừng kết hợp chăn nuôi an toàn, ông Mai Văn Rõ thu lãi trên 1 tỷ đồng/năm

Nổi bật nhất là cách làm độc đáo của tỷ phú miền biển, ông Bùi Thanh Ninh ở xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn). Ông Ninh cũng khởi nhiệp từ 2 bàn tay trắng, sau gần 15 năm, hiện ông Ninh đang “cầm chịch” đội tàu cá công suất lớn đến 16 chiếc chuyên đánh bắt xa bờ.

09-11-28_3
Ngư dân Bùi Thanh Ninh có mức lãi trên 5 tỷ đồng/năm, đang ở tại cơ sở đóng tàu của mình

Cách làm hay của ông Ninh là: Những thuyền trưởng hoặc thuyền viên giỏi trong đội tàu nếu có nhu cầu ông sẵn sàng cho họ đóng phần hùn vào những chiếc tàu rồi ăn chia, để họ gắn trách nhiệm với hoạt động của con tàu ngoài biển xa. Nhờ vậy, những tàu cá của ông Ninh luôn đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, trên bờ ông Ninh còn có xưởng sửa chữa, nâng cấp tàu cá; làm dịch vụ cung ứng nhiên liệu và lương thực cho tàu cá. Toàn bộ những hoạt trên, đều đặn mỗi năm cho ông thu lãi đến 5 tỷ đồng.

Theo DƯƠNG LAM/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 163


Hôm nayHôm nay : 38007

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 147702

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64133646