16:38 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bình Phước: Hiệu quả từ mô hình đa cây, đa con

Thứ ba - 14/07/2015 03:09
“Nhờ mô hình đa cây, đa con mà gia đình tôi tự lo thức ăn sạch cho gia đình. Hơn 11 năm nay, thịt, cá, trứng nhà tôi đều có, chỉ cần mua mắm, muối, dầu ăn thôi” - chị Ngô Thị Dung ở tổ 3, ấp Tân Lập, xã Phú Nghĩa (Bù Gia Mập) cho hay.
Chị Dung chia sẻ về cách phân biệt bệnh trên cây tiêu qua cách quan sát lá

Chị Dung chia sẻ về cách phân biệt bệnh trên cây tiêu qua cách quan sát lá

ĐI LÊN TỪ GIAN KHÓ

Rời quê hương Bắc Ninh, năm 1994, gia đình chị Ngô Thị Dung và anh Hoàng Văn Hải chọn xã Phú Nghĩa làm quê hương thứ hai để sinh sống. Với số vốn lập nghiệp ban đầu 2 chỉ vàng, vợ chồng chị mua 1 ha đất trồng điều. Cuộc sống những ngày đầu khá chật vật, nhưng nhờ chịu thương chịu khó và biết tính toán trong làm ăn, đến nay, vợ chồng chị đã có 11 ha đất với mô hình “đa cây, đa con” khép kín. Trong đó, có 6 ha cao su, 4 ha điều (trồng xen 1,2 ha cà phê), 5 sào tiêu, 5 sào ao nuôi cá và nuôi thêm bò, heo rừng, vịt, gà... Chị Dung cho biết: “Gà nuôi nhiều nên những năm trước gia đình tôi còn cung cấp trứng gà sạch cho các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. Mở rộng chăn nuôi không chỉ có phân bón cho cây trồng, hiện gia đình tôi còn xây dựng hệ thống bioga để tận dụng phân chuồng làm khí đốt.

Thay đổi cây trồng phù hợp với từng thời điểm trong năm và không tập trung vào một loại cây - con nào nên khi thất giá thì có cây này “chống lưng” cây kia. Tôi còn chủ động tìm hiểu chất đất, nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, rồi tự trộn phân bón cho vườn cây nhà mình”. Mặc dù giá mủ cao su xuống thấp nhưng do chăm sóc tốt các loại cây trồng và đẩy mạnh chăn nuôi nên năm 2014, gia đình chị thu khoảng 1 tỷ đồng. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất của gia đình, chị thuê hai lao động làm việc thường xuyên với mức lương 5 triệu đồng/người/tháng.

NÔNG DÂN THỜI @

“Bây giờ rất thuận lợi, bất cứ thông tin gì cũng có trên internet. Mình chỉ cần chịu khó tìm hiểu sẽ biết cách làm phân bón, cách phân biệt bệnh trên cây tiêu, điều cũng như chăm sóc cây theo tuổi. Làm nông trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin không vất vả, chỉ cần biết tính toán, nắm bắt thị trường sẽ mang lại hiệu quả cao” - chị Dung chia sẻ.

Nói chuyện với chị Dung tôi cảm thấy chị không còn là một nông dân mà là một “kỹ sư nông nghiệp”. Bởi qua cách phân biệt màu lá của cây tiêu, chị biết cây bị bệnh gì và cần bổ sung chất gì, từ đó phun thuốc, bón phân phù hợp. Hay cây cao su già cần bón phân cho tỷ lệ đạm và kali nhiều. Chị cho hay: “Gia đình tôi thường mua phân về rồi tự pha trộn theo yêu cầu của vườn cây (độ tuổi, dinh dưỡng đất...) như cây thiếu đạm thì thường bị vàng lá, phải có công thức pha trộn phân riêng”. Ngoài cách tự trộn phân bón, gia đình chị còn làm phân bón từ cá để tăng độ đạm cho cây trồng. Mua cá sông (loại cá tạp) và mua men ủ phân cá. Mới đầu trộn cá với loại men bằng bột trong thùng chứa, sau 1 tuần cho men nước vào rồi đổ nước, đậy nắp kín, 1 tháng sau là dùng được. Cứ 1 lít phân cá hòa chung với khoảng 50 lít nước tưới cho cây. Làm như vậy vừa bảo đảm chất lượng lại tiết kiệm chi phí. 

Ông Ngô Xuân Hòa, Chi hội phó Chi hội nông dân tổ 3, thôn Tâp Lập cho biết: Gia đình anh Hải là gương điển hình làm kinh tế giỏi của huyện. Thành công đó là do đức tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi và biết tiết kiệm mà nên. 

Nguồn: báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 46

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 45


Hôm nayHôm nay : 16819

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 19598

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73066569