07:21 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bình Phước: Lão nông “có duyên” với nhím

Thứ sáu - 26/02/2016 01:59
Năm 2007, ông Phạm Văn Hùng ở tổ 3, khu phố Phú Thuận, phường Phú Thịnh, thị xã Bình Long, mua 5 con nhím giống từ một người bỏ nuôi nhím, với giá 25 triệu đồng. Sau 4 tháng, nhím bắt đầu sinh sản, ông Hùng để lại nuôi làm nhím bố mẹ chứ không bán. Năm 2009 đến 2010, ông bắt đầu bán nhím thịt lấy lại số vốn đã bỏ ra.
Chuồng nuôi nhím của ông Phạm Văn Hùng

Chuồng nuôi nhím của ông Phạm Văn Hùng

Vốn là động vật hoang dã, nên chế độ ăn của nhím cũng đơn giản hơn các loài khác. Nhím chủ yếu ăn các loại rau, củ, quả, không theo một chu kỳ nhất định, cũng không đòi ăn như các loài vật nuôi khác. Chúng ăn tạp, không kén thức ăn, không uống nước, rất dễ tính.

“Nhím dễ nuôi, rất ít bệnh, thức ăn lại dễ kiếm” - ông Hùng đánh giá. Chúng cũng tốn ít công chăm sóc nên phù hợp với những người sức lao động yếu như ông.

Nhím con từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành và lên giống sinh sản khoảng 12 tháng. Trung bình từ 4,5 đến 5,5 tháng, nhím sinh sản một lần, mỗi lần sinh từ 1-4 con. Nhím con khi sinh ra, bú mẹ đến 1,5 tháng, sau đó ăn thức ăn bình thường. Khi trưởng thành, nhím có trọng lượng từ 8-10kg. Hiện trong chuồng của ông Hùng có khoảng 20 nhím thịt, 10 cặp nhím giống. Chuồng trại được ông xây dưới các tán cây râm mát, nền xi măng, chia ô chuồng với kích thước 1x1,5m, gồm 25 ô chuồng được lát gạch men thuận lợi cho việc rửa chuồng hằng ngày. Để có thức ăn cho nhím, ông Hùng thường đi chợ vào mỗi sáng mua các loại rau, củ, quả đã héo, hàng dạt của tiểu thương. Tuy dễ nuôi nhưng sinh trưởng của nhím chậm hơn các loài vật khác. Để xuất bán thì phải nuôi 1 năm, trọng lượng phải đạt 10 kg mới có lãi. Hiện nay, giá 1kg nhím thịt 200-250 ngàn đồng. Giá như vậy là tương đối cao nhưng ông Hùng vẫn không có nhím để xuất bán. Thời điểm bán nhím thịt nhiều nhất là gần tết, các cơ sở nấu ăn cần số lượng lớn để phục vụ cho đám tiệc.

Bình quân 1 ngày, ông Hùng tốn khoảng 100 ngàn đồng tiền thức ăn cho nhím, chủ yếu là khổ qua, bầu, bí xanh, bí đỏ, mía, hạn chế cho ăn dưa leo do dễ làm nhím bị tiêu chảy. Đầu tháng 12 âm lịch, ông Hùng xuất bán 40 con nhím thịt với giá 200 ngàn đồng/kg, thu về 80 triệu đồng.

Không đòi hỏi nhiều kỹ thuật chăm sóc như các loài vật nuôi khác nhưng một thời gian nhiều người bỏ chuồng không nuôi nữa do nhím không sinh sản, giá xuống thấp. Tuy nhiên, xem ra đàn nhím lại rất “có duyên” với ông Hùng.

Nguồn: Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 314

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 313


Hôm nayHôm nay : 66214

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1038382

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71265697