15:12 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bình Sơn: Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Thứ sáu - 01/12/2017 07:33
Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã “thay da đổi thịt”…
Ông Võ Đình Trà, Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn (bên trái) tham quan mô hình trồng hoa lan Mokara tại xã Bình Hòa.

Theo thống kê, tổng nguồn lực huy động XDNTM trên địa bàn huyện Bình Sơn từ năm 2011-2016 là 664 tỷ đồng; trong đó, cộng đồng dân cư đóng góp trên 54,376 tỷ đồng, hiến hơn 64.336m2 đất, đóng góp trên 30.465 ngày công lao động; các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ khoảng 57,845 tỷ đồng. Đến nay, huyện có 3 xã là Bình Dương, Bình Thới và Bình Trung đạt chuẩn NTM. Kế hoạch từ nay đến cuối năm 2017, có thêm 3 xã (Bình Trị, Bình Minh, Bình Nguyên) đạt chuẩn NTM, không còn xã đạt dưới 8 tiêu chí.

Nông thôn Bình Sơn đã có sự chuyển biến rõ rệt từ khi thực hiện Chương trình XDNTM. Toàn huyện đã kiên cố hóa được 202km đường giao thông nông thôn; sửa chữa, nâng cấp, làm mới trên 47 công trình thuỷ lợi; kiên cố hóa 106km kênh mương nội đồng; đầu tư xây dựng 138 phòng học 2 tầng ở các cấp trường mầm non, tiểu học, THCS; xây mới 32 công trình văn hóa, khu thể thao thôn và có đến 17/24 xã thành lập tổ chức thu gom rác thải.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng của huyện. Sau 2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu, ngành nông nghiệp huyện đã gặt hái được những thành tựu.

Theo đó, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây rau màu được 751/655ha (năm 2016), đạt 115% kế hoạch; vụ đông xuân 2016-2017 thực hiện 444,7ha. Cây trồng chuyển đổi đem lại thu nhập cao hơn so với trồng lúa từ 5-10 triệu đồng/ha. Từ năm 2016-2020, huyện tiếp tục duy trì giữ diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng 770,54ha/năm.

Từ năm 2015 đến nay, huyện cũng dồn điền đổi thửa được 555,64ha, trong đó, năm 2015 thực hiện 165,41ha; năm 2016 thực hiện 251,23ha và trong 6 tháng đầu năm 2017 thực hiện 139ha/502ha.

Nhiều mô hình sản xuất mới đã được người dân áp dụng vào thực tế sản xuất như trồng tỏi trên vùng đất cát xã Bình Thạnh, quy mô 1.000m2, năng suất tỏi khô 60,5 tạ/ha, lãi 313,3 triệu đồng/ha; đây là kết quả khả quan để nhân ra diện rộng ở các xã ven biển trong những năm tới. Hay mô hình nuôi hươu sao với số lượng 50 con tại 3 xã Bình An, Bình Khương và Bình Minh, bước đầu cho kết quả khả quan, đàn hươu sinh trưởng, phát triển tốt…

Về tái cơ cấu ngành chăn nuôi, đến nay, tổng đàn gia súc của huyện là 190.335 con (trâu 3.105 con; bò 65.381 con; lợn 121.912 con). Tỷ lệ bò lai đạt trên 59,06%. Phát triển từ chăn nuôi nông hộ sang hướng trang trại, gia trại, đối tượng nuôi chủ yếu là lợn hướng nạc, gà thả vườn và bò lai.

Về tái cơ cấu ngành thủy sản, số lượng tàu thuyền của huyện là 1.187 chiếc, tổng công suất 191.063CV, sản lượng khai thác 29.450 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản 207,44ha, sản lượng 879,42 tấn. Thực hiện Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ, huyện Bình Sơn đã được UBND tỉnh phê duyệt 31 chủ tàu cá đủ điều kiện tham gia đóng mới tàu vỏ thép, vỏ gỗ, vật liệu mới và 1 chủ tàu đủ điều kiện tham gia nâng cấp. Đến nay, 10 tàu cá đã đóng xong và đưa vào sản xuất, tổng kinh phí giải ngân trên 70 tỷ đồng; 3 tàu đang đóng; 2 tàu đang triển khai các thủ tục; 1 chủ tàu nâng cấp chưa triển khai.

Ông Võ Đình Trà, Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, cho biết: Theo kế hoạch, giai đoạn 2016 - 2020, huyện sẽ có 17 xã đạt chuẩn NTM (trừ xã Bình Dương đạt chuẩn năm 2014); nâng số xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn huyện lên 18/24 xã; giai đoạn 2021-2030 sẽ hoàn thành các xã còn lại.

Về giải pháp, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu biết được tầm quan trọng, ý nghĩa của Chương trình XDNTM nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động; tích cực thi đua phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

Huy động tối đa các nguồn lực để tổ chức triển khai XDNTM; tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó ưu tiên hỗ trợ cho các xã phấn đấu đạt chuẩn giai đoạn 2016-2020.
Theo Hải Yến/Báo KTNT.VN
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 110

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 106


Hôm nayHôm nay : 59313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1265958

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71493273