02:25 EDT Thứ tư, 26/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bình Thuận: Nhiều Hợp tác xã nông nghiệp chuyển biến tích cực trong sản xuất

Thứ sáu - 20/12/2019 11:43
Xác định kinh tế tập thể, nòng cốt là Hợp tác xã có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là yêu cầu khách quan, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển, góp phần xây dựng nông thôn mới nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung ở địa phương. Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc nhân rộng mô hình, phát triển kinh tế tập thể phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương, qua đó đã đạt được nhiều kết quả.

Chủ động liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm đầu ra
 

Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, nhiều hợp tác xã nông nghiệp ở Bình Thuận đang nỗ lực tự đổi mới, tạo ra những chuyển biến tích cực trong sản xuất, nhất là chủ động liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm đầu ra, từng bước xây dựng các chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm của thành viên.
 

Điển hình như: Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Long Điền 1, thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong. Hợp tác xã được thành lập từ năm 1979 và năm 2013 chuyển sang hoạt động theo mô hình Hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Hợp tác xã có 487 thành viên với diện tích canh tác hơn 280 ha lúa thương phẩm và 45 ha thanh long. Với sự đồng tình của tập thể, các hộ nông dân thành viên liên kết với nhau để chuyển từ sản xuất nhỏ manh mún, phát triển thành từng vùng liên canh từ đó việc gieo cày, thu hoạch thuận lợi hơn, dễ dàng cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng.
 

Theo ông Nguyễn Thành Được, Phó giám đốc Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Long Điền 1: Thành công của một Hợp tác xã là phải tìm được hướng phát triển sản xuất phù hợp sau đó là tìm đầu ra cho sản phẩm. Việc liên kết giữa nông dân, nhà máy, doanh nghiệp không những giúp nông dân tránh được tình trạng bị ép giá, mà giá trị sản phẩm, lợi nhuận và hiệu quả sản xuất được tăng lên.
 

Ngoài việc tổ chức cung ứng một số dịch vụ đầu vào cho sản xuất của các hộ thành viên như: Cung ứng vật tư, giống, phân bón, làm đất… Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Long Điền 1 còn tổ chức thu mua lúa của thành viên với giá cao hơn giá thị trường cùng thời điểm. Đặc biệt, năm 2018, Hợp tác xã đã mạnh dạn triển khai canh tác giống lúa Đài Thơm 8 và liên kết cùng Nhà máy xay xát Long Thảo chế biến thành phẩm sản phẩm gạo được thị trường ưa chuộng. Việc triển khai áp dụng giống lúa mới và bao tiêu sản phẩm giúp các thành viên tăng lợi nhuận từ 3 - 5 triệu đồng/ ha.

Không riêng gì Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Long Điền 1, để mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long, Hợp tác xã thanh long Thuận Tiến, xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc đã thành lập và đi vào hoạt động với tiêu chí sản xuất trái thanh long theo hướng an toàn và chinh phục thị trường khó tính. Gồm 11 thành viên với 30 ha sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGAP, Fairtrade (thương mại công bằng), Hợp tác xã thanh long Thuận Tiến thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long, tạo chu trình khép kín trong sản xuất, thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu thanh long; khuyến khích tiêu thụ nông sản bằng hợp đồng có định hướng để mở ra hướng đi tích cực. Sau 3 năm hoạt động, sản phẩm trái thanh long của Hợp tác xã đã chinh phục được những thị trường mới như: thị trường Châu Âu, Mỹ, Úc, các siêu thị trong nước…

Ông Trần Đình Trung, Giám đốc Hợp tác xã thanh long Thuận Tiến cho biết: Hợp tác xã đã xây dựng thành công hệ thống truy xuất nguồn gốc (tem QR, mã vạch, chỉ dẫn địa lý) và được Cục sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể; được cấp mã vùng trồng để xuất khẩu hàng đi thị trường khó tính. Hiện nay, không chỉ tiêu thụ sản phẩm thanh long cho thành viên của mình, Hợp tác xã còn liên kết tiêu thụ sản phẩm cho những hộ nông dân, trang trại và các Hợp tác xã liên kết như: Hợp tác xã Phú Thịnh, Hợp tác xã Bắc Bình, Hợp tác xã Thuận Hòa…

Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn có 02 hợp tác xã xây dựng mô hình hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị gồm: Hợp tác xã Công Thành (huyện Đức Linh) liên kết sản xuất, bao tiêu lúa nếp với diện tích 1.500 ha với các hợp tác xã và nông dân trên địa bàn huyện Đức Linh và huyện Tánh Linh; Hợp tác xã hải sản Mũi Né (thành phố Phan Thiết) liên kết một số nông dân sản xuất nước mắm truyền thống và tiêu thụ sản phẩm hải sản. Mặt khác, thực hiện chỉ đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh về liên kết doanh nghiệp, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm lợi thế thanh long; Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã phối hợp với Ủy ban nhân dân, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân huyện Hàm Thuận Bắc tổ chức Hội nghị ký kết hợp đồng nguyên tắc giữa 06 Hợp tác xã Thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm thanh long theo phương thức chính ngạch.
 

Tiếp tục hỗ trợ xây dựng và nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới
 


Tính đến tháng 12/2019, Bình Thuận có hơn 5.100 Tổ hợp tác, thu hút hơn 165.000 thành viên tham gia. Toàn tỉnh hiện có 184 Hợp tác xã với hơn 48.000 thành viên. Trong đó, 73 Hợp tác xã đang hoạt động có hiệu quả. Việc các Hợp tác xã liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản không chỉ mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện thu nhập cho nông dân mà còn góp phần phát huy những lợi thế của địa phương, tạo điều kiện phát huy nội lực rất hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.
 

Ông Phan Đình Khiêm, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bình Thuận đánh giá: Thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đối với khu vực kinh tế tập thể, nhận thức của người dân về vai trò của Hợp tác xã trong chuỗi liên kết đã thay đổi mạnh mẽ. Nhiều Hợp tác xã chú trọng xây dựng thương hiệu và là đầu mối thực hiện ký kết hợp đồng liên kết, liên doanh với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị. Những sản phẩm chủ lực của tỉnh như: thanh long, lúa gạo, mủ trôm, nho… từng bước tạo được thương hiệu và có đầu ra ổn định.
 

Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh cũng cho biết, trong thời gian tới, tỉnh tập trung khuyến khích phát triển bền vững kinh tế tập thể, nòng cốt là Hợp tác xã với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng; tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp thương mại, dịch vụ, góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia; tạo điều kiện từng bước hình thành những tổ hợp nông - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao. Cùng với đó, tập trung hỗ trợ hợp tác xã tìm kiếm thị trường; huy động mọi nguồn vốn để đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ; tổ chức cho kinh tế tập thể tham gia vào các chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Thành lập mới các hợp tác xã gắn với xây dựng nông thôn mới, chú trọng việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế như thanh long, lúa, mủ trôm và hải sản./.

Theo Cổng thông tin Bình Thuận

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: kinh tế, phát triển

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 228


Hôm nayHôm nay : 35376

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1653484

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63735706