02:49 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bình Thuận: Nuôi yến, bỏ tiền tỷ thu lời tiền tỷ, khổ hàng xóm

Chủ nhật - 16/09/2018 10:55
Đến thời điểm này, sau hơn 2 tháng ban hành Quyết định 1402/QĐ-UBND ngày 4/6/2018 của UBND tỉnh quy định tạm thời về quản lý dẫn dụ và gây nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh có hiệu lực. Tuy nhiên, theo cơ quan chức năng, hiện toàn tỉnh hầu như chưa có cơ sở dẫn dụ, gây nuôi chim yến nào đăng ký đề án bảo vệ môi trường...

Những ngày đầu tháng 9/2018, chúng tôi đến trung tâm xã Hàm Liêm, địa phương được xem là một trong những nơi có mật độ nhà yến dày đặc của huyện Hàm Thuận Bắc.

Ông Nguyễn Ngọc Thích - Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Liêm cho biết: Toàn xã hiện có 59 nhà yến, trong đó chủ yếu phát triển mạnh khoảng 2-3 năm trở lại đây, đặc biệt chỉ trong 1 năm qua, đã có khoảng 25 nhà yến được xây dựng (bình quân 1,2 tỷ đồng/nhà yến)...

 binh thuan: nuoi yen, bo tien ty thu loi tien ty, kho hang xom hinh anh 1

Nhà yến tại xã Hàm Liêm. Số lượng nhà yến vẫn tăng nhanh

Đáng lưu ý, lâu nay hầu hết người nuôi yến đều cho rằng nuôi chim yến mang lại giá trị kinh tế cao, nên nhiều hộ đổ xô đầu tư xây nhà yến. Tại địa bàn xã Hàm Liêm, rất nhiều chủ nhà yến đều là người dân địa phương khác đến mua đất, xây nhà yến.

Trong số 59 nhà yến tại xã Hàm Liên chỉ có 3 nhà yến của người dân địa phương, còn lại là các hộ từ nơi khác đến nên rất khó quản lý. Đáng nói là phần lớn các nhà dẫn dụ nuôi chim yến đều tập trung ở khu dân cư, gây tiếng ồn và ảnh hưởng đến môi trường sống của mọi người.

Ông Võ Văn Ba - Trưởng thôn 3, xã Hàm Liêm cho biết: “Phong trào nuôi chim yến trên địa bàn phát triển rầm rộ thời gian gần đây.  Tại thôn 3 có đến 18 nhà yến và tiếp tục có 3 nhà khác đang xây dựng. Điều này phần nào ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân, nhất là người già và trẻ con...".

Ông Võ Văn Ba cho biết thêm: "Tại các cuộc họp, cử tri đã phản ánh nhiều lần”. Anh Hoàng Thế Dũng, người dân xã Hàm Liêm bức xúc: “Từ ngày nhiều hộ nuôi chim yến chúng tôi khổ sở lắm, tiếng loa dẫn dụ chim yến mở rất to, bắt đầu từ 5 giờ sáng đến 8 giờ tối rất khó chịu”.

Còn theo chia sẻ của một số hộ nuôi chim yến, số lượng nhà nuôi yến ngày càng tăng, bởi nuôi chim yến được đánh giá siêu lợi nhuận-được ví như loài chim tiền tỷ, 3 năm đầu có thể thu hồi vốn đầu tư xây dựng, sang năm thứ tư có lợi nhuận từ vài chục triệu đồng mỗi tháng…           

Tại Quyết định số 1402, quy định các tổ chức, cá nhân chỉ được phép xây dựng, phát triển cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến khi đảm bảo các điều kiện như: ở ngoại thành Phan Thiết, các xã ngoài thị xã La Gi và các xã thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh. Không nằm trong quy hoạch khu dân cư, đất lúa, thủy lợi và du lịch; không chồng lấn với các dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt. Cách xa khu dân cư tập trung, bệnh viện, trường học, chợ tại thời điểm đầu tư xây dựng ít nhất 500 m. Thiết bị âm thanh dẫn dụ chim yến không vượt quá 70 đề-xi-ben A. Phải có cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đầu tư…

Trong khi, theo quy định cơ sở dẫn dụ và nuôi chim yến tập trung có quy mô chuồng trại từ 500 m2 trở lên phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trình UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt; từ 50 m2 đến dưới 500 m2 phải lập đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường trình UBND cấp huyện xác nhận trước khi triển khai.

Riêng quy mô chuồng trại nhỏ hơn 50 m2 thì không phải đăng ký. Sau 6 tháng kể từ khi quyết định trên ban hành, các tổ chức, cá nhân không thực hiện theo yêu cầu sẽ có hình thức xử phạt theo quy định…

Theo ghi nhận của phóng viên, kể từ khi quyết định này thực thi, các cơ sở nuôi chim yến trong khu dân cư hết sức băn khoăn, lo lắng vì đã đầu tư nhà yến gần cả chục năm nay với kinh phí cả tỷ đồng. Trong khi đó, để gầy dựng đàn yến phải mất ít nhất 3 năm và không thể di chuyển vì rất khó quản lý bầy đàn.

Về vấn đề này, ông Phan Văn Tấn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: Các trường hợp này vẫn tiếp tục được nuôi nhưng phải có báo cáo đề án bảo vệ môi trường cũng như âm thanh dẫn dụ chim yến theo quy định, thực hiện theo sự hướng dẫn của địa phương.

Theo Kiều Hằng (Báo Bình Thuận)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 636

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 634


Hôm nayHôm nay : 35044

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1426066

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74473037