12:16 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bộ NN-PTNT trao bằng khen cho 'cha đẻ' giống cam Vinh

Chủ nhật - 08/12/2019 06:00
Sáng 8/12, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến trao bằng khen của Bộ trưởng NN-PTNT cho ông Phạm Quang Lộc, 'cha đẻ' của giống cam Sông Con hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là cam Vinh.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến trao bằng khen của Bộ trưởng NN-PTNT cho ông Phạm Quang Lộc.

Ông Phạm Quang Lộc là cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Giám đốc Nông trường Sông Con, Nghệ An, nguyên Trưởng ban quản lý quốc doanh nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp, nay là Bộ NN-PTNT. Bằng khen của Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường dành cho ông Phạm Quang Lộc vì có thành tích chọn lọc và phát triển giống cam Sông Con.

Đây là lần thứ 2 ông được nhận bằng khen từ bộ, trước đó, ngày 29/8/1977, Bộ trưởng Nông nghiệp Nghiêm Xuân Yêm công nhận sáng kiến "tìm tòi chọn lọc và phát triển giống cam Sông Con" và khen thưởng cho ông Phạm Quang Lộc và tập thể nông trường Sông Con.

Phát biểu tại lễ trao bằng khen, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thay mặt Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường gửi lời cảm ơn và chúc sức khỏe đến ông Phạm Quang Lộc. Thứ trưởng chia sẻ với ông về những thành tựu mà ngành nông nghiệp đạt được trong những năm gần đây, trong đó giá trị xuất khẩu năm 2019 có thể đạt tới 41 tỷ USD.

"Thế hệ những người như bác Lộc có những đóng góp lớn cho cách mạng và quá trình phát triển của ngành nông nghiệp. Các bác tạo ra một nền tảng vững chắc để các thế hệ lãnh đạo tiếp theo phát huy được thế mạnh, phát triển ngành nông nghiệp", Thứ trưởng Tiến chia sẻ và mong muốn nếu có thể, ông Phạm Quang Lộc sẽ tiếp tục đóng góp những ý kiến, kinh nghiệm quý báu của mình cho nông nghiệp.

Ông Phạm Quang Lộc bày tỏ vui mừng khi nhận bằng khen của Bộ trưởng NN-PTNT và chia sẻ về những năm tháng công tác ở nông trường và quá trình chọn lọc và phát triển giống cam Sông Con.

Đại diện gia đình, ông Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư thành ủy Thành phố Hà Nội, con trai ông Phạm Quang Lộc cảm ơn Bộ NN-PTNT và nói tấm bằng khen chẳng khác gì một liều thuốc quý giúp cha của mình tiếp tục sống vui vẻ, khỏe mạnh hơn.

Theo nguyên Bí thư thành ủy Hà Nội, cha của ông năm nay bước sang tuổi 95 nên có lẽ sẽ không đóng góp được nhiều nữa cho ngành nhưng vẫn luôn theo dõi, chứng kiến những tăng trưởng ấn tượng của nông nghiệp nói riêng và đất nước nói chung.

Ông Phạm Quang Lộc, người chọn lọc, phát triển giống cam Sông Con chia sẻ sau khi nhận bằng khen của Bộ trưởng NN-PTNT.

Trong thời gian đảm nhiệm cương vị Phó Giám đốc, Giám đốc Nông trường Sông Con, ông Phạm Quang Lộc cùng tập thể nghiên cứu, chọn lọc ra giống cam có đặc tính không hạt hoặc rất ít hạt, mẫu mã quả đẹp, phẩm chất tốt, được công nhận là cam Sông Con.

Cam Sông Con bắt nguồn từ một cây cam vùng Địa Trung Hải, do chủ đồn điền người Pháp đưa tới trồng ở Nông trường Sông Con. Qua một số năm theo dõi cây ra hoa kết trái, chất lượng quả có nhiều ưu điểm, từ hình dáng mẫu mã quả cam cho tới vị ngọt, thơm rất đặc trưng, chất lượng hơn hẳn nhiều giống cam bản địa nhân dân và các nông trường đang trồng.

Với ý định thử nghiệm và nhân giống, ông Pham Quang Lộc trực tiếp chỉ đạo cán bộ kỹ thuật của nông trường lấy mắt từ cây cam này đem lai ghép lên gốc bưởi giống.

Việc làm này bảo tồn được một giống cam tốt nhập nội và từng bước được nhân rộng. Từ đó giống cam Sông Con trở nên nổi tiếng và được trồng phổ biến không chỉ trong ngành nông trường mà cả trong nhân dân.

Riêng nông trường Sông Con sản lượng lượng cam đứng đầu toàn ngành nông trường, một số năm lên đến 400-500 tấn, vừa tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu, góp phần đem về cho đất nước nguồn ngoại tệ quý giá.

Ở thị trường trong nước, cam Sông Con thường được mọi người gọi bằng tên cam Vinh, bởi cam này được trồng ở các nông trường Phủ Quỳ, chở về ga Vinh để đưa đi các nơi tiêu thụ, nhiều nhất là ra Thủ đô Hà Nội.

Theo Tùng Đinh/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 232

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 230


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 264311

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73311282