08:22 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bỏ nghề lái xe nuôi cá lóc

Thứ ba - 11/02/2014 05:07

Mới lập gia đình kinh tế còn nhiều khó khăn, có được ít vốn, anh Nguyễn Kính rời bỏ nghề lái xe ô tô chuyển sang nuôi thủy sản với hy vọng đổi đời. Nhờ nghề lái xe trước đây mà anh có điều kiện tham quan nhiều mô hình, chọn lọc mãi anh mới quyết định nuôi cá lóc.


Mô hình nuôi cá lóc lót bạt của anh Hưng

Năm 2013, anh Nguyễn Kính cùng anh Phạm Quốc Hưng (xã Diên An, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) chung tay làm mô hình nuôi cá lóc lót bạt, xây dựng hệ thống với 5 ô bạt, trong đó 4 ô thả cá lóc và ô còn lại thả cá trê. Để có nguồn giống tốt các anh vào miền Tây mua 800 con giống cá trê, 1.200 cá lóc giống với tổng số tiền khoảng 5 triệu đồng. Đồng thời nhờ hộ bán giống tư vấn cách làm ô, cho ăn cũng như kỹ thuật chăm sóc cá.

Sau 6 tháng vừa nuôi, vừa gây giống đến nay các anh đã có tổng đàn 4.000 con cá lóc các loại. Theo kinh nghiệm của các anh, phải khoan giếng lấy nước ngọt sạch, không bị ô nhiễm để nuôi, phía dưới lót một lớp bạt, xung quanh dựng bao cát tạo nên một bờ vững chắc để cá trú ẩn, phía trên bao dùng lưới giăng lại để chúng khỏi thoát ra ngoài.

Mỗi ô thiết kế diện tích 20 m2, chia làm các loại dùng thả cá lớn nhỏ, khi thấy con nào sinh trưởng nhanh bắt riêng để tiện chăm sóc. Ngày cho ăn 2 lần, buổi sáng từ 9 - 10 giờ, chiều 15 giờ, một tuần thay nước từ 2 - 3 lần, mặt nước trong ô đảm bảo 10 - 15 cm.

Đánh giá mô hình anh Kính nói: Cá mau lớn, sinh sản nhanh, dễ ăn, ít dịch bệnh, chăm sóc không tốn công nhiều, đặc tính cá vận động nhiều, làm bạt giảm được chi phí hơn so với làm bằng bể xi măng. Nuôi bể xi măng cá thường va chạm làm cho lớp da bị trầy xước. Làm một ô bạt diện tích 20 m2 khoảng 2 triệu đồng, nếu làm bể xi măng chi phí gấp đôi. Nhẩm tính trừ chi phí thu về lãi hàng chục triệu đồng cho vụ cá này.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 503

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 502


Hôm nayHôm nay : 49345

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 802886

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64788830