09:23 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bỏ nghề muối theo con ong thành triệu phú

Chủ nhật - 10/12/2017 06:16
Hàng ngày gắn bó với ruộng muối cực nhọc nhưng vẫn không đủ ăn, ý chí vượt lên số phận đã sớm hình thành trong anh, cơ may đã mỉm cười khi anh bỏ ruộng muối để tập trung học hỏi kỹ thật nuôi ong. Đó là câu chuyện của anh Trần Quốc Huy (45 tuổi), trú tại thôn 8, xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa).

Sinh ra và lớn lên tại miền biển, cuộc sống của gia đình Huy chủ yếu phụ thuộc vào nghề làm muối, công việc vất vả nhưng thu nhập chẳng được bao nhiêu, phải phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

Ý chí làm giàu đã sớm hình thành trong người con trai miền biển và cơ duyên đã mỉm cười với Huy khi gặp anh Vũ Ngọc Phan quê ở An Giang làm nghề nuôi ong đang tìm nơi để ong trú mưa. Từ đấy Huy nảy ra ý tưởng phát triển kinh tế từ mô hình này, hằng ngày Huy qua chỗ anh Phan học hỏi kỹ thuật nuôi ong.

Chị Phạm Thị Thanh, vợ anh Huy cho biết: “Ngày đấy, chồng tôi thường đi đến tận tối mới về, tôi có hỏi nhưng chỉ nhận được câu trả lời là đi học làm giàu. Khoảng hai tuần sau anh ấy về bảo bán hết ruộng muối để nuôi ong. Lúc đầu tôi không đồng ý vì cả nhà đều sống bằng nghề muối, nhưng thấy chồng quả quyết nên tôi đành thuận theo…”.

Anh Trần Quốc Huy kiểm tra máy quay mật, chuẩn bị bước vào mùa mật mới.

Với số vốn ít ỏi có được từ việc bán ruộng muối,  Huy bắt đầu mua bọng ong và mua ong giống để nuôi, ban đầu kinh nghiêm chưa có nên ong của anh không những không cho mật mà còn bị chết rất nhiều. “Ngày đầu, tôi cứ nghĩ để cho nó tự bay đi kiếm ăn, không cần chăm sóc nên đàn ong của tôi chết rất nhiều. Tiền đầu tư vào nuôi ong hết, trong nhà chẳng còn gì. Quyết tâm thử lại lần nữa nên tôi đã vay thêm vốn ngân hàng để có tiền mua ong giống, ngoài ra tôi vào tận trong An Giang gặp anh Phan để học thêm kinh nghiệm", Huy chia sẻ.

Nắm rõ kiến thức về ong, khoảng 1 năm sau, trang trại nuôi ong của anh đã cho kết quả, lần thu hoạch mật đầu tiên đã giúp anh trả nợ được ngân hàng, số còn lại anh đầu tư mở rộng trang trai nuôi ong.

Chia sẻ về nghị lực vượt lên số phận của anh Huy, ông Mai Văn Nhàn, Chủ tịch UBND xã Định Hải, cho biết: “Trước đây, nhà anh Huy thuộc diện hộ nghèo, nhưng từ khi mở trang trại nuôi ong thì đã có thu nhập ổn định. Không những vậy mô hình nuôi ong của anh còn được nhân rộng ở xã, giúp bà con học tập để thoát nghèo".

Giờ đây, trang trại của Huy đã có trên 300 bọng ong, mỗi tuần đàn ong cho khoảng 600 lít mật, thu nhập bình quân khoảng 300 - 500 triệu đồng/năm. Mật ong của trang trại nhà anh được Công ty Hương Rừng đặt mua.

Anh Huy thường xuyên kiểm tra những bọng ong để phân đàn con giống.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi ong, Huy cho biết: “Nuôi ong không khó, quan trọng mình phải chú ý xem lượng thức ăn của ong, cũng giống với con người, mùa đông ong ăn nhiều hơn và cần được bảo vệ để ong không bị lạnh hoặc bị côn trùng khác tấn công. Thức ăn chủ yếu của ong là bột đậu nành, đường và phấn hoa. Việc cho ong ăn rất quan trọng đặc biệt vào những lúc trời mưa, hoặc mùa đông giá rét, ong không tự kiếm được thức ăn nên cần cho ong ăn nhiều hơn".

Những ngày miền Bắc bắt đầu chuyển lạnh, Huy thường thuê xe chở đàn ong của mình vào tận Tây Nguyên để tránh rét, đến mùa mưa anh mới chuyển ong ra. Nhờ vậy, mà đàn ong của anh luôn khỏe mạnh, cho mật ngon.

Ngoài việc kiếm tiền từ mật ong, những sáp ong sau khi quay mật được anh tái chế đóng vào cầu cho vào bọng để ong sinh trưởng nhanh. Còn lại anh đúc mũ chúa để tạo ra những con chúa mới khỏe mạnh thay những con chúa đã già, hoặc bán cho những người nuôi ong khác với giá 300.000 đồng/ con.

“Ong mật rất hợp với những vùng nông thôn có nhiều cây cối và hoa. Nuôi ong được xem là mô hình giúp cho những hộ dân thoát nghèo. Tới đây tôi sẽ kết hợp nuôi ong với trồng hoa trong nhà kính để tiện cho việc chăm sóc ong, cũng như bớt chi phí vận chuyển ong đi tránh rét, tránh mưa”, Huy chia sẻ.

Hy vọng những ước mơ của Huy sẽ sớm thành hiện thực để có được những giọt mật ngon và những bông hoa thơm cho đời.

Hà Khải - Xuân Sơn/kinhtenongthon.com.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 235

Máy chủ tìm kiếm : 82

Khách viếng thăm : 153


Hôm nayHôm nay : 41122

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1300949

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71528264