12:19 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bò tơ có giá

Thứ năm - 24/07/2014 03:45
Nuôi bò vàng, bò thịt vốn đã phát triển từ nhiều năm trước ở huyện Củ Chi (TPHCM). Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, đặc sản “bò tơ Củ Chi” bắt đầu nổi tiếng và lan rộng khắp miền Nam.
 
Bò tơ có giá
Ông An trước chuồng bò tơ 5 tháng tuổi


Bỗng chốc, nhu cầu mua bò tơ (bê non) tăng lên đột biến, khiến con bò lên giá mạnh.

Ở huyện Củ Chi, nông dân bắt đầu nuôi bò vàng, bò thịt từ cách đây vài chục năm. Hồi đó, đa phần nuôi theo kiểu truyền thống, tức là bò cái thì để làm giống, sinh sản, bò đực nuôi từ 1,5- 2 năm thì bán thịt, lợi nhuận cũng không đáng kể, người nuôi lấy công làm lãi.

Khoảng 2 năm trở lại đây, người ta biết đến bò Củ Chi nhiều hơn thông qua món ăn đặc sản ưa thích của các dân nhậu: “Bò tơ Củ Chi”. Ban đầu, nó mới chỉ nhen nhóm ở quanh khu vực thị trấn và các xã lân cận, với số lượng cũng hạn hẹp. Nhưng tới nay, nó đã có mặt tại nhiều địa điểm ăn uống lớn ở TPHCM. Nhiều dân nhậu thành phố còn đích thân đi xe con lên tận thị trấn Củ Chi để thưởng thức món đặc sản này.

Theo đó, giá bò tơ (bê non) vốn chỉ lẹt đẹt 7 – 8 triệu đồng/con những năm trước thì nay đã tăng vọt lên 12- 13 triệu đồng/con. Nhiều nông dân nuôi bò thịt tại địa bàn cũng quan tâm và chăm chút hơn cho những chú bê mới sinh này.

Chúng tôi tìm gặp anh Ngô Văn An (tổ 3, khu phố 6, thị trấn Củ Chi) là một người nuôi bò thịt nổi tiếng. Dẫn khách lại chuồng bò của mình, anh liệt kê hết những con bò có tại chuồng về độ tuổi, lúc nào có thể bán, lứa nào để nuôi. Anh nói: “Gia đình tôi nuôi bò thịt cũng hơn 30 năm rồi. Nhưng hồi đó nuôi bò lớn mới bán, chứ không bán bò tơ. Gần đây giá bò tơ tăng cao, lái đi mua nhiều, gia đình cũng có các lứa xuất bán, đem về thu nhập rất khá”.

Theo anh, bò tơ tương đối dễ nuôi, ít bệnh, mà giá lại cao. Anh nắm rất chắc kỹ thuật nuôi bò thịt. Bê con khi mới sinh bú hoàn toàn bằng sữa mẹ cho tới 3 - 4 tháng đầu tiên. Tới tháng thứ 5 anh chăm sóc đều đặn bằng cách cho bê ăn cỏ, uống nước cám, chăn dắt thường xuyên mỗi chiều. Vào cuối tháng thứ 5 cho tới tháng 6 thì bê con có thể bán lấy thịt. Lúc này giá vào khoảng 200 ngàn đ/kg, bê con khoảng 60 – 70kg thịt, được từ 12 – 14 triệu đồng/con.

Hiện nay, huyện Củ Chi đang cho ghép bò sữa phối tinh với bò sữa cao sản ra dòng con thuần F1. Giống này vừa có thể cho sữa, lại vừa có thể cho thịt nếu thị trường có nhu cầu. Dĩ nhiên, thịt bò sữa sẽ không ngon bằng thịt bò vàng, nhưng sẽ tiện để phát triển song song giữa việc cho sữa và và lấy thịt.

Anh chia sẻ, nếu muốn nuôi bò thuần cho sinh sản, thì con mẹ phải lựa chọn thật kỹ. Bò mẹ cho giống tốt thì con sẽ khỏe mạnh, chăm bú sữa, ít bệnh, thịt cũng sẽ mềm và thơm hơn. Trung bình, một con bò mẹ giống tốt có giá khoảng 20 – 30 triệu đồng.

Bò đẻ 1 con/ năm, kéo dài 10 năm thì triệt sản và chuyển sang bán thịt. Như vậy, một con bò mẹ có thể cho tới 10 bê con trong 10 năm, thu về tổng cộng từ 120 -140 triệu đồng. Năm vừa rồi, gia đình anh xuất hơn 100 con bê, thu lãi hơn 200 triệu đồng.

Hiện tại, gia đình anh có hơn 20 bê các loại, 2 bò mẹ cho giống và 1 bò đực. Mới đây, anh vừa bán 4 con bê con và mua lại 1 bò mẹ. “ Để chuồng trống là tôi không chịu được”, anh cười nói. Vì sao bò tơ lại được ưa chuộng, anh lý giải rằng, thịt bò tơ lúc mới lột da nhìn trắng như thịt heo, khi ăn rất mềm, thơm mùi sữa và bổ, khác hẳn với thịt bò đực già 2 năm tuổi, ăn rất dai và không thơm.

Gần đó, gia đình anh Ngô Văn Linh trước đây chỉ mua đi bán lại như kiểu lái, chủ yếu là bò giống. Nhưng 2 năm trở lại đây, bê con bắt đầu có giá, gia đình anh quyết định đầu tư chuồng trại, tậu gần chục con bò giống. “Năm rồi, tôi bán một lứa bê, thu về cũng ngót 100 triệu đồng” – anh khoe.

Theo ông Nguyễn Văn Phơn, cán bộ nông nghiệp huyện Củ Chi, bò vàng (bò thịt) trên địa bàn huyện có khoảng 10.000 con và đàn bò chủ yếu phát triển mạnh khoảng 2 năm trở lại đây. Ông Phơn cũng cho rằng, cùng với bò sữa là thế mạnh thì việc nuôi bò thịt có thể được coi là một mô hình kinh tế mới, đầy tiềm năng của Củ Chi. Thời gian tới, huyện sẽ có chính sách hỗ trợ cho người dân nuôi bò vàng, bò thịt, song song với đẩy mạnh phát triển đàn bò sữa chủ lực.

Nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 352

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 351


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1059649

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71286964