03:45 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bỏ việc 30 triệu, về quê bắt đồng hoang “đẻ” tiền tỷ

Chủ nhật - 30/08/2015 11:28
Đang làm việc cho một doanh nghiệp ở TP.HCM với mức thu nhập ổn định 25 – 30 triệu đồng/tháng, kỹ sư Võ Ngọc Sơn (SN 1978), quê Duy Tân, Duy Xuyên (Quảng Nam) lại bỏ ngang để về quê làm trang trại, chăn nuôi trên mảnh đất bỏ hoang...

Kỹ sư  Bách khoa về làm nông dân

Trang trại chăn nuôi của Võ Ngọc Sơn ở thôn Phú Nhuận, xã Duy Tân. Khi chúng tôi đến, Sơn vừa từ trại nuôi gà vào đón khách, quần áo lấm lem, đi chân đất. Sơn kể, tháng 6.2001, anh tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP.HCM.

10 năm sau đó, Sơn bám trụ lại thành phố, cuộc sống không giàu nhưng chi tiêu khá thoải mái với mức lương kỹ sư xây dựng 25-30 triệu đồng/tháng. Đầu năm 2013, Sơn về quê xã Duy Tân. Khi đi ngang qua cánh đồng hoang vắng thuộc thôn Phú Nhuận, thấy đất đai rộng lớn nhưng lại bỏ hoang, Sơn nghĩ “với diện tích đất bỏ hoang rộng như vậy (chừng gần 10 ha), chỉ có đầu tư chăn nuôi là thích hợp”.

Bỏ việc 30 triệu, về quê bắt đồng hoang “đẻ” tiền tỷ - 1

Võ Ngọc Sơn “bén duyên” với nghề chăn nuôi và cũng nhờ nghề này mà mỗi năm trang trại của Sơn thu lãi gần 2 tỷ đồng. Ảnh: Đoàn Hồng

Trong thời gian ở quê nhà, Sơn mạnh dạn lên gặp lãnh đạo huyện Duy Xuyên trình bày ý tưởng xây dựng trang trại chăn nuôi trên diện tích đất bỏ hoang của xã Duy Tân. Nghe Sơn nói xong, lãnh đạo huyện đồng ý ngay và tạo điều kiện thuận lợi nhất để anh có được mặt bằng. Sau khi nhận được đất, Sơn kêu gọi thêm một số anh em trong nhà góp vốn thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Duy Đại Sơn và anh trực tiếp làm giám đốc.

Sơn bỏ vốn đầu tư cải tạo đất hoang và xây dựng trang trại nuôi gà đẻ trứng. “Mọi việc không dễ dàng, nhất là với một người vừa chân ướt, chân ráo bước vào nghề nông như mình. Tôi đầu tư nuôi 2.000 gà đẻ trứng. Nhưng ban đầu, trứng gà tiêu thụ khó, giá lại thấp nên thu không bù chi, lỗ liên tục. Đó cũng là bài học đầu tiên khi mình làm nông dân…”- Sơn tâm sự.

Không nản chí, Sơn bàn với anh em trong HTX tiếp tục vay thêm tiền tiếp tục nuôi gà và đầu tư nuôi thêm heo. Sơn xây chuồng trại nuôi 300 heo thịt. Kết quả thật mỹ mãn, lứa heo đầu tiên có lãi. Chăn nuôi gà cũng phát triển theo hướng đi lên.

Thành quả của sự bền chí

"   Nghề xây dựng coi như đã quên rồi, giờ em là nông dân và là một kỹ sư chăn nuôi thực thụ”.Võ Ngọc Sơn

Hiện nay, quy mô đàn gà đẻ trứng của HTX Nông nghiệp Duy Đại Sơn tăng lên hơn 12.000 con. Ngoài ra, thời điểm nào trong năm, Sơn cũng duy trì trên 100 heo nái đẻ và đàn heo thịt hơn 2.000 con gối lứa. Với 12.000 gà đẻ, mỗi ngày Sơn thu được 11.000 quả trứng. Bình quân, mỗi năm HTX bán ra thị trường 250 tấn trứng.

Với giá trứng bán sỉ bình quân từ 30 – 32 ngàn đồng/kg như hiện nay, mỗi năm Sơn thu về trên 7 tỷ đồng. Về chăn nuôi heo, bình quân mỗi năm HTX của Sơn xuất chuồng 2 lứa, mỗi lứa 100 tấn heo thịt, với giá heo hơi dao động 43-45 ngàn đồng/kg, thu về trên 9 tỷ đồng.

“HTX đang giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động người địa phương. Lao động được bố trí cơm ăn ngày 3 bữa, lương 4-5 triệu người/tháng. Trong 2 năm gần đây, mỗi năm doanh thu của HTX đạt hơn 16 tỷ đồng, trừ các chi phí, lãi gần 2 tỷ đồng. Các khoản nợ vay đầu tư HTX trả sắp xong”- Sơn chia sẻ.

Ngoài đàn gà đẻ, heo nái, heo thịt, HTX còn đầu tư nuôi 30 con trâu, đào ao thả 200. 000 cá trê. Sơn cũng đang thực hiện dự án đầu tư xây dựng 1 trại chăn nuôi heo hiện đại quy mô 6.000 con tại xã Đại Tân, huyện Đại Lộc. Dự định trong tương lai của Sơn sẽ là xây dựng xưởng chế biến thức ăn chăn nuôi tại chỗ. Khi chia tay, Sơn nói vui: “Nghề xây dựng coi như đã quên rồi, giờ em là nông dân và là một kỹ sư chăn nuôi thực thụ”. 

Theo Đoàn Hồng (Dân Việt)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 232


Hôm nayHôm nay : 29029

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 504962

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70732277