15:53 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Bốn nhà" cùng có lợi

Thứ năm - 02/10/2014 00:11
Mô hình liên kết trong cung ứng thức ăn chăn nuôi (TACN) và tín dụng ngân hàng cho các hộ chăn nuôi là một chủ trương lớn, đúng hướng của tỉnh Hà Nam nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thúc đẩy chăn nuôi hộ gia đình, nâng cao thu nhập cho nông dân, thực hiện các chỉ tiêu nông thôn mới. Sau gần hai năm triển khai, mô hình đã bước đầu khẳng định hiệu quả và đem lại lợi ích thiết thực cho các bên tham gia...
Các hộ dân huyện Bình Lục (Hà Nam) nhận thức ăn chăn nuôi.
Các hộ dân huyện Bình Lục (Hà Nam) nhận thức ăn chăn nuôi.

Các cấp chính quyền là sợi dây kết nối

Tháng 4-2013, UBND tỉnh Hà Nam thành lập Ban chỉ đạo mô hình cung ứng TACN cho các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban và chỉ đạo các huyện lựa chọn mười xã làm điểm, vận động các doanh nghiệp sản xuất TACN trên địa bàn cung ứng thức ăn cho các hộ chăn nuôi. Ðến nay, toàn tỉnh đã có 52 xã tham gia thực hiện mô hình, ba doanh nghiệp cung ứng hơn 7.110 tấn thức ăn cho 706 hộ chăn nuôi liên kết thành 76 nhóm hộ để cung ứng TACN; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho vay với số tiền là 723,054 tỷ đồng. Ðể có được kết quả khả quan ban đầu này, phải kể đến sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền làm sợi dây kết nối niềm tin với ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất TACN cùng sự hưởng ứng của người dân.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Mai Tiến Dũng cho biết: Ðể mô hình được triển khai có hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích cho các bên, nhất là với nông dân, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Hà Nam cần đánh giá lại mô hình, chỉ rõ những mặt được, chưa được và những tồn tại cần rút kinh nghiệm. Ðối với ngành ngân hàng cần đi trước một bước và tiếp tục tập trung tháo gỡ về vốn cho hộ chăn nuôi. Ðối với các công ty cung ứng TACN cần bảo đảm tốt hơn nữa về số lượng và chất lượng thức ăn, phấn đấu ngày càng tăng thị phần và sản lượng bán hàng. Với hộ nông dân cần tổ chức thành các nhóm hộ theo kiểu "hợp tác xã kiểu mới" vừa để giúp nhau phát triển sản xuất, vừa tạo thuận lợi cho việc cung ứng TACN, tạo thành chuỗi sản xuất hoàn chỉnh để chăn nuôi phát triển bền vững, đem lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia. Trên cơ sở các kết quả đã đạt được, UBND tỉnh Hà Nam tiếp tục yêu cầu các địa phương nhân rộng mô hình để đến hết năm 2014, toàn tỉnh có 65 xã tham gia chuỗi liên kết "bốn nhà" trong chăn nuôi.

Ngân hàng, doanh nghiệp và nông dân cùng đồng hành

Khu chuồng trại của gia đình ông Lê Hồng Ðiển, thôn Chuôn, xã Châu Giang, huyện Duy Tiên (Hà Nam) được đầu tư xây dựng hơn 4 tỷ đồng với quy mô chăn nuôi lớn. Gia đình ông luôn duy trì 160 lợn nái chất lượng cao, 100 lợn thịt/ lứa và 1.000 con gia cầm. Cũng như nhiều hộ chăn nuôi khác tham gia mô hình từ những ngày đầu thành lập, ông Ðiển chia sẻ: Vẫn biết rằng phát triển chăn nuôi là hướng đi lâu dài của gia đình nhưng để duy trì được đàn vật nuôi lớn thì vấn đề vốn quay vòng và TACN luôn là yếu tố quan trọng có vai trò quyết định đến sự lỗ, lãi của người chăn nuôi. Từ khi được tiếp cận với mô hình đã giúp cho công việc chăn nuôi của gia đình tốt lên nhiều. Bởi thời gian qua, gia đình tôi đã được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Nông nghiệp với các thủ tục đơn giản, thuận tiện. Cùng với đó, gia đình tôi cũng giảm được từ 5 đến 7% chi phí thức ăn. Còn nhớ vào thời điểm cuối năm 2012, đầu năm 2013, khi đó, người chăn nuôi ở Hà Nam phải chịu lỗ từ vài trăm nghìn/con lợn bởi giá thức ăn cao và giá bán lợn lại thấp, khiến nhiều người chăn nuôi đành phải bỏ chuồng vì không thể cầm cự nổi. Nhưng đến nay, không chỉ có gia đình ông Ðiển đã hạch toán có lãi từ 5 đến 7% mà đã có hàng trăm hộ chăn nuôi ở Hà Nam đã có lãi nhờ được tiếp cận mô hình liên kết "bốn nhà".

Với vai trò là "bà đỡ của nông dân", Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam đã tích cực bắt tay vào nghiên cứu và tham mưu cho UBND tỉnh những cách làm linh hoạt cụ thể, phù hợp trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Ðồng thời, cử cán bộ có năng lực, phụ trách địa bàn, mở tài khoản cho từng hộ chăn nuôi và các đối tượng liên quan. Trực tiếp thẩm định, phê duyệt hạn mức cho vay, thời hạn cho vay, đối tượng cho vay, bảo lãnh đối với từng hộ. Áp dụng hạn mức lãi suất cho vay ưu đãi nhất theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Giải ngân trực tiếp vào tài khoản của bên thụ hưởng khi nhận được yêu cầu và hồ sơ phù hợp. Hộ vay không phải chịu lãi suất cho cả hạn mức vay mà chỉ phải chịu lãi suất cho từng khoản vay, từng ngày sử dụng của khoản vay đó, trực tiếp hạ giá thành sản phẩm, bảo đảm hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Ðối với nhà cung ứng TACN cũng khá yên tâm khi sản phẩm của mình đến thẳng được với người tiêu dùng vừa nhanh, thuận lợi mà không phải qua khâu trung gian như trước đây. Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hoàn Dương Nguyễn Công Trìu đang thực hiện cung ứng TACN tại 41 xã có mô hình chia sẻ: Lúc đầu, chúng tôi cũng rất băn khoăn và gặp nhiều sự phản đối của hệ thống đại lý. Nhưng xác định, ngoài việc tham gia mô hình để tăng doanh số bán hàng, quảng bá sản phẩm của công ty, đây còn là hoạt động mang tính cộng đồng cao. Từ chỗ, chúng tôi bán được 700 tấn/ tháng đến nay chúng tôi đã tăng lên hơn 1.500 tấn/tháng.

Mô hình liên kết bốn nhà cung ứng TACN và tín dụng đã tạo hiệu ứng tín dụng kéo theo giá bán của các đại lý TACN trên địa bàn tỉnh Hà Nam giảm từ 3 đến 5%. Ðây là yếu tố quan trọng giúp người chăn nuôi đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Việc triển khai mô hình đúng thời điểm đã khuyến khích, giúp đỡ kịp thời các hộ chăn nuôi vượt qua thời điểm khó khăn. Nhờ đó, tổng đàn lợn toàn tỉnh hiện có 420 nghìn con, tăng 10,5%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt gần 30 nghìn tấn, tăng 14% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, do thời gian triển khai mô hình chưa lâu, chủ yếu tập trung ở các xã chăn nuôi trọng điểm, đối với các xã chăn nuôi nhỏ lẻ người chăn nuôi chưa hưởng ứng cao, vì tư tưởng ngại thay đổi. Nhiều hộ chăn nuôi đã quen với hình thức thương lái bao tiêu sản phẩm và đầu tư TACN nên không muốn tham gia mô hình. Tư tưởng tiểu nông nhỏ lẻ vẫn còn tồn tại trong nhiều hộ chăn nuôi gây khó khăn trong việc hình thành các hộ liên kết. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, các doanh nghiệp sản xuất TACN cần nghiên cứu để tiếp tục cải tiến, đơn giản thủ tục, mở rộng quy mô cung ứng; sản xuất cung ứng đa dạng sản phẩm TACN bao gồm cả thức ăn thủy sản, TACN bò sữa; cải tiến nâng cao chất lượng thức ăn để đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi và cạnh tranh các hãng TACN ngoài tỉnh.

Đào Phương
Nguồn: nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 245


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1073319

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71300634