08:48 EST Thứ tư, 22/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cả làng địa đạo khấm khá nhờ trồng "nhân sâm của người nghèo"

Thứ tư - 03/01/2018 07:25
Thôn Vịnh Mốc-nơi có địa đạo Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) thời gian gần đây bát ngát một màu xanh của một loài cây được xem là "nhân sâm của người nghèo"-cây đinh lăng. Hầu như tất cả các hộ trong thôn Vịnh Mốc đều trồng cây đinh lăng, ít cũng 100 -200 gốc, nhiều lên đến 2.000 gốc.

Có điều kiện thổ nhưỡng là đất ba dan phì nhiêu nhưng do nằm sát bờ biển nên thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị không thể tận dụng được lợi thế để phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, bơ… Thời gian gần đây, người dân nơi đây đã chọn được hướng đi mới với lợi ích kinh tế ổn định lại không chịu tác động của mưa bão, đó là trồng cây đinh lăng.

 ca lang dia dao kham kha nho trong 'nhan sam cua nguoi ngheo' hinh anh 1

Tận dụng quỹ đất giữa các hàng hồ tiêu, người dân thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị trồng " nhân sâm của người nghèo"-cây đinh lăng.

Là thôn duy nhất của xã Vĩnh Thạch tiếp giáp với biển nên thôn Vịnh Mốc phải hứng chịu thiệt hại do mưa bão gây ra rất nặng nề nên rất khó để phát triển các loại cây như hồ tiêu, cao su, tràm… Bên cạnh đó, hoạt động ngư nghiệp của người dân nơi đây cũng không ổn định khi chỉ đánh bắt được vào thời điểm thời tiết đẹp, còn khi thời tiết xấu, biển động thì đành ở nhà.

Ấy vậy mà hiện nay, thôn Vịnh Mốc lại bát ngát một màu xanh của một loài cây được ví như “nhân sâm của người nghèo” - cây đinh lăng. Hầu như tất cả các hộ trong thôn Vịnh Mốc đều trồng cây đinh lăng, ít cũng 100 -200 gốc, nhiều lên đến 2.000 gốc.

Lý giải cho việc trồng cây đinh lăng với số lượng lớn này, chị Hồ Thị Giao, trú tại đội 1, thôn Vịnh Mốc cho biết: “Gia đình tôi trước có trồng 500 m2 hồ tiêu, xung quanh trồng khoảng 40 - 50 gốc cây đinh lăng làm bờ rào. Khoảng 3 năm trở lại đây, rất nhiều tư thương tới mua những gốc cây đinh lăng của tôi với giá khá cao, từ 500 - 600 nghìn đồng một gốc cây đinh lăng 5 năm tuổi. Không những vậy, cây đinh lăng này lại rất dễ trồng, dễ chăm bón mà không sợ mưa bão, có thể tận dụng quỹ đất trong vườn để trồng thêm. Hiện nay, vườn của tôi đã trồng thêm khoảng 400 gốc đinh lăng, vừa làm bờ rào, vừa cho thu nhập tương đối cao. Mỗi năm, cây đinh lăng đem lại thu nhập cho gia đình tôi khoảng 20 triệu đồng”.

Từ xa xưa, cây đinh lăng được biết đến bởi tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Lá của cây đinh lăng thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, rượu ngâm hoặc bột khô để chữa chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi sữa, chữa kiết lỵ và làm thuốc tăng lực, chữa chứng suy nhược cơ thể…Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng. Chính vì tác dụng như thế cũng như dễ trồng nên người dân thôn Vịnh Mốc quyết định trồng loại cây này.

“Trồng cây đinh lăng rất dễ, chỉ cần cắt một cành và giâm xuống đất là cây sẽ sống và mọc rễ. Trồng khoảng 3 năm là có thể cho thu hoạch gốc, còn 6 tháng là có thể cho thu hoạch lá và thân. Lá tươi thì các nhà hàng thu mua để làm thực phẩm, rau sống, lá khô thì các tư thương thu mua để dùng thay trà, làm gối cho trẻ em, mỗi cân có giá 80 nghìn đồng” anh Trần Phụng, trú tại đội 2, thôn Vịnh Mốc chia sẻ.

Tuy có giá trị cao, dễ trồng nhưng hiện nay, chưa có 1 công ty nào mà chỉ có tư nhân đứng ra thu mua nên việc phát triển cây đinh lăng còn gặp một số hạn chế. Ông Nguyễn Viết Sanh, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thạch nhận định: “Cây đinh lăng là cây có giá trị cao về kinh tế, thích hợp cho vùng sát biển như Vịnh Mốc phát triển. Mặc dù vậy, vì đầu ra còn khá bấp bênh nên chính quyền địa phương chỉ áp dụng trồng loại cây này ở thôn Vịnh Mốc với diện tích vừa phải, không khuyến khích người dân trồng ồ ạt mà chỉ tận dụng quỹ đất để trồng xen lẫn với các loại cây trồng khác, trồng làm bờ rào, như vậy vừa đem lại nguồn thu nhập cho người dân, vừa tránh tình trạng bấp bênh về đầu ra. Trong thời gian tới, nếu đầu ra của cây đinh lăng tốt, sẽ cho áp dụng trồng ở những vùng hứng chịu ảnh hưởng nặng của gió bão để tăng thêm thu nhập cho người dân”.
Theo Văn Phong (Báo Quảng Trị)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 225

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 223


Hôm nayHôm nay : 51438

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1182268

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74229239