23:32 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cầm chắc trên chục triệu mỗi tháng nhờ nghề lạ: Trồng cỏ may mắn

Thứ năm - 25/05/2017 20:11
Trồng cỏ may mắn là một nghề khá mới mẻ, được gia đình bà Nguyễn Thị Kim Oanh, ở ấp Trầu Hôi A, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang làm khoảng hai năm nay, cho lợi nhuận kinh tế khá cao, trên chục triệu đồng/tháng.



Bà Oanh cho biết, bà học kỹ thuật trồng cỏ may mắn từ một kỹ sư ở TP.HCM cách nay hơn 2 năm. Sau hơn 3 tháng học nghề, bà ở lại nhà con gái tại TP.HCM trồng cây để con gái đi tìm mối bán.

 

 cam chac tren chuc trieu moi thang nho nghe la: trong co may man hinh anh 1

Để tạo ra sản phẩm cây may mắn đòi hỏi phải khéo tay, kiên trì, tỉ mỉ cao

Vì đây là cây phong thủy rất được khách hàng yêu thích, mua dùng trang trí bàn làm việc, phòng khách, tặng biếu…rất nhiều. Đặc biệt, loại cỏ này khó trồng, thị trường ít, nên chỉ sau thời gian ngắn chào hàng, sản phẩm này đã được rất nhiều cửa hàng hoa kiểng đặt với số lượng lớn.

Cuối tháng 12.2016, bà Oanh về quê mở rộng cơ sở để cung ứng sản phẩm lên TP.HCM.

 cam chac tren chuc trieu moi thang nho nghe la: trong co may man hinh anh 2

 cam chac tren chuc trieu moi thang nho nghe la: trong co may man hinh anh 3

Bà Oanh đang quấn dớn tạo hình để trồng cây may mắn

Bà Oanh chia sẻ, nghề trồng cỏ may mắn nhìn rất đơn giản, nhẹ nhàng, không cần đầu tư nhiều vốn. Song, nghề cũng đòi hỏi người làm nghề phải khéo léo, kiên trì, tỉ mỉ từng li từng tí thì mới tạo ra được sản phẩm đúng chuẩn đẹp.

“Để có một sản phẩn đúng chuẩn đẹp, người làm phải chăm chút từ khâu bẻ khung, đắp dớn, cột chỉ tạo hình, đến đắp hạt giống… Làm sao cho khung đẹp, cân xứng; dớn đủ độ ẩm; hạt giống phải đắp đều, để khi nảy mầm đảm bảo cây phải phủ đều mặt khung... Chỉ cần vài phân khung dớn hạt giống không nảy mầm là coi như sản phẩm lỗi, phải bỏ sản phẩm”- bà Oanh cho biết.

 cam chac tren chuc trieu moi thang nho nghe la: trong co may man hinh anh 4

Ông Trượng - chồng bà Oanh đang ghép sản phẩm ở công đoạn cuối cùng cho ra sản phẩm hoàn chỉnh

Hiện tại, hàng ngày chồng bà bẻ khung, bà đắp dớn gieo hạt. Mỗi ngày bà làm được khoảng 30 cây với nhiều tạo hình đẹp mắt, khác nhau như: hình trái tim, quả cầu, ngôi sao, trái tim đôi, chiếc lá, bon sai, cây phát tài…

Giá mỗi sản phẩm hoàn chỉnh, loại đơn từ 70-120 nghìn đồng, tùy lớn nhỏ; các loại cây đôi, cây bonsai, cây 5 quả giá từ 300- 1 triệu đồng/cây.

5 tháng qua mỗi tháng bà xuất lên Sài Gòn hai đợt. Mỗi đợt từ 250-300 cây và bán lẻ tại nhà từ 50-100 cây. Trung bình mỗi tháng, bà thu lời từ 10-15 triệu đồng từ nghề trồng cỏ may mắn này.

 cam chac tren chuc trieu moi thang nho nghe la: trong co may man hinh anh 5

 cam chac tren chuc trieu moi thang nho nghe la: trong co may man hinh anh 6

“Hiện, có nhiều đơn hàng ở Sài Gòn, Cần Thơ và một số tỉnh nhưng vì chưa có thợ làm thành ra không đủ cung ứng nên tôi từ chối không nhận. Sắp tới tôi sẽ mở rộng thêm cơ sở, tìm người phụ làm để đáp ứng các đơn hàng phục vụ thị trường giáng sinh, Tết”- bà Oanh cho biết.

 cam chac tren chuc trieu moi thang nho nghe la: trong co may man hinh anh 7

Các sản phẩm cây may mắn rất đẹp mắt với đủ loại tạo hình: ngôi sao, trái tim, cầu, chiếc lá…

Bà Nguyễn Thị Hồng Thu- Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Thạnh Xuân, cho biết: “Trồng cây may mắn là mô hình mới, hiện toàn tỉnh chỉ có gia đình bà Oanh làm. Bước đầu cho thấy đây là mô hình triển vọng, giúp phát triển kinh tế gia đình, nhất là đối với hộ ít vốn. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ vận động gia đình chị Oanh mở rộng cơ sở, dạy nghề lại cho bà con trong xã để nhân rộng mô hình”.

Theo Hồng Cấm/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 270

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 269


Hôm nayHôm nay : 62410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1225027

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71452342