20:59 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần nhanh chóng có một cuộc cách mạng mới về đất lâm nghiệp

Thứ ba - 12/09/2017 22:07
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung, nguyên Cục trưởng Cục Phát triển Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), hiện đang giữ chức Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng đã có những chia sẻ bóc trần những bất cập về thực trạng đất lâm nghiệp hiện nay.

Bất công thì tất yếu dẫn đến sự mâu thuẫn

Giáo sư Nguyễn Ngọc Lung khẳng định: Thực trạng mà Báo Nông nghiệp Việt Nam đặt ra trong chuyên đề Nóng bỏng đất rừng là cần thiết và cả xã hội đang bức xúc với vấn đề này. Đặc biệt là thực trạng các nông lâm trường giữ một diện tích đất lớn, khả năng sản xuất kém hiệu quả trong khi người dân lại thiếu đất sản xuất trầm trọng.

15-49-31_gs_lung
Giáo sư Nguyễn Ngọc Lung

Đó là một sự bất cập, một sự mâu thuẫn cần phải có biện pháp giải quyết để đem đến sự công bằng với những người nông dân đang sống dựa vào rừng. Có 3 vấn đề nóng cần phải xem xét: Các nông lâm trường giữ một diện tích đất lớn nhưng khả năng canh tác có hạn. Không ít diện tích bị rơi vào các nhóm lợi ích, xẩy ra tình trạng tham nhũng đất lâm nghiệp. Người dân thiếu đất sản xuất.

Thưa giáo sư, những bất cập mà Báo NNVN đã phản ánh là hết sức rõ ràng, nhưng lý do gì mà những nông lâm trường (hiện nay là các công ty lâm nghiệp, các BQL) vẫn tồn tại những đặc quyền khá nghịch lý trong khi người dân đang vật vã trong cơn thiếu đất sản xuất?

Sự bất công mà chúng ta đặt ra ở đây là không phải bàn cãi. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải hiểu rằng các nông lâm trường là niềm tự hào, là biểu hiện để khẳng định đường lối về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể. Đó là cả một quá trình lịch sử rồi.

Tuy nhiên, ở đây nếu chúng ta xét dưới góc độ kinh tế thì kết quả rất rõ ràng. Thực tiễn chứng minh năng suất tập thể không thể nào bằng năng suất cá nhân được. Và chỉ cần nhìn vào kết quả thôi cũng không cần phải phân tích nhiều làm gì. Cùng một ha đất lâm nghiệp giao cho nông lâm trường quản lý và một ha của người dân sản xuất, năng suất người dân cao hơn nhiều. Nhưng nghịch lý ở chỗ người dân thì không có đất, còn các ông nông lâm trường thì vẫn giữ nhiều. Đó là một sự bất công. Nói cách khác, tồn tại này hoàn toàn không phù hợp với thực tiễn.

Khi tôi còn làm công tác quản lý, phụ trách lĩnh vực lâm nghiệp, cả nước có hơn 430 nông lâm trường, đa số ở miền rừng núi và bình quân mỗi nông lâm trường quản lý vài ba chục ngàn ha.

Ở giai đoạn đó, loại hình kinh tế của chúng ta chỉ có hai thành phần là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Kinh tế cá thể, cá nhân hoàn toàn bị tiêu diệt. Hậu quả là những năm 1980, cả nước thiếu đói. Kho gạo miền Nam không đủ ăn, phải đi vay, đi xin từng bơ mì cứu đói. Cuối cùng, đường lối, chính sách Đổi mới đã cứu đất nước chúng ta, và một trong những quyết định mấu chốt là giải thể kinh tế tập thể ở nông thôn, các hợp tác xã. Sau đó là sự đề cao kinh tế hộ, kinh tế tư nhân.

Nhắc lại như thế để thấy rằng, kinh tế tập thể kém hiệu quả, trì trệ đến mức nào. Tuy nhiên lý do chúng ta giữ lại nông lâm trường có lẽ là vì cần phải có hình dạng kinh tế tập thể. Hay nói cách khác, bộ mặt nông lâm trường hiện nay là bộ mặt của ngành lâm nghiệp về xã hội chủ nghĩa. Mấy chục năm trước chúng ta đã nhận ra loại hình sản xuất “thổi còi” hạn chế năng suất lao động như thế nào rồi, nhưng việc nhận ra và thay đổi không phải lúc nào cũng đi cùng nhau.

Ừ thì đồng ý là sắp xếp đổi mới, chuyển đổi này nọ, nhưng thực tế là nhiều nông lâm trường chỉ tồn tại hình thức, còn nội dung đã tan rã hết. Đó mới là thực tiễn.

Nông dân xã Sơn Long (huyện Sơn Hòa, Phú Yên) mua cây giống lâm nghiệp về trồng  

Bởi vì, đã nói đến doanh nghiệp thì số một phải là sản xuất kinh doanh, phải đặt bài toán kinh tế lên hàng đầu chứ, nhưng thử nhìn xem thực trạng sản xuất kinh doanh ở các công ty lâm nghiệp hiện nay như thế nào? Xin thưa là vẫn giữ diện tích lớn đất lâm nghiệp nhưng đóng góp cho xã hội không được bao nhiêu. Đến thời điểm hiện tại 2/3 nông lâm trường đã giải thể, chỉ còn lại khoảng tầm 160 đơn vị. Theo quan điểm của tôi, cần phải có thêm một cuộc cách mạng về đất lâm nghiệp, cần phải tiếp tục giải thể các đơn vị kém hiệu quả, giao lại đất cho người dân để người ta sản xuất. Sản xuất không hiệu quả, không có lãi thì giải thể đi mà giao đất cho dân chứ còn gì nữa.

Thực tế là ở nhiều địa phương, các công ty lâm nghiệp cũng đã trả bớt diện tích đất không canh tác hết lại để chính quyền giao cho người dân sản xuất, nhưng họ chỉ trả ra những phần diện tích đất xấu, đất khó canh tác, thưa giáo sư?

Cái đấy thì đương nhiên. Nếu chúng ta là những ông giám đốc ở các đơn vị này thì vẫn phải làm như thế thôi. Sau sắp xếp, mỗi đơn vị chỉ còn lại vài chục người, năng lực sản xuất của họ rất hạn chế. Với thực trạng này đòi hỏi cần phải có vai trò của chính quyền địa phương. Chủ tịch tỉnh, chủ tịch huyện, chủ tịch xã cần phải đứng ra làm trọng tài đòi đất cho người dân. Sớm muộn gì đất ấy cũng phải về tay nhân dân hết bởi vì mâu thuẫn như Báo NNVN đặt ra cần phải giải quyết chứ không thể để xung đột mãi như thế được. Và trong hoàn cảnh này, chính quyền địa phương phải đứng về phía dân, vì nhu cầu của họ thiết thực, chứ đừng đứng về phía doanh nghiệp, đừng trở thành các nhà tư bản đỏ, lợi ích nhóm để trục lợi.

Theo tôi biết, Tổng công ty Giấy Việt Nam hiện nay có khoảng 16 công ty lâm nghiệp thành viên. Tôi từng chứng kiến thực trạng ở Công ty lâm nghiệp Tam Sơn – nơi trên giấy tờ quản lý khoảng 4.000 ha, nhưng trong số đó có gần một nửa người dân đang sản xuất.

Ở đây là điển hình của mâu thuẫn. Nông dân thì bảo, các ông được giao đất mà lãng phí quá, sản xuất không hết, trong khi chúng tôi thì không có đất. Ông doanh nghiệp thì lại bảo: Không phải chúng tôi lãng phí, bỏ hoang đất mà do không có tiền để trồng. Chính lãnh đạo công ty này từng thừa nhận thật với tôi rằng: Chúng tôi không đủ khả năng sản xuất hết diện tích nên người dân họ nhảy vào lấn chiếm. Trong trường hợp này, cách giải quyết duy nhất là ông doanh nghiệp phải đề xuất với tỉnh xin trả lại diện tích tranh chấp để họ tiếp tục ổn định sản xuất.  

Phải để người nông dân tự quyết định số phận của họ

Với thực trạng đất rừng như hiện nay, giáo sư có hiến kế gì để người nông dân có thể sống được bằng nghề rừng?

Trước hết phải khẳng định, có lẽ đã đến lúc cần phải có một cuộc cách mạng đất lâm nghiệp.

Đã có rất nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước từng hỏi chúng tôi nội dung tương tự như thế. Muốn người dân sống được từ rừng bắt buộc phải có đất. Nhưng ngoài đất đai còn là yếu tố ứng dụng KHKT, yếu tố giải phóng lao động, sắp xếp ngành nghề lao động…

Về đất đai, trước tiên cần có các biện pháp đẩy nhanh tốc độ giải quyết các vấn đề như Báo NNVN đã đặt ra, giải phóng đất đai nhanh nhất để đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân. Phải để người dân, với đất đai của họ tự quyết định số phận của họ.

Theo thống kê, chúng ta có khoảng 25 triệu người sống dựa vào rừng, 2/3 trong số họ là đồng bào dân tộc, diện tích đất khoảng 16 triệu ha.

Ở đồng bằng, tính bình quân 1 ha đất lúa làm ra 5-10 tấn thóc, nuôi được 5-10 người. Nhưng ở miền núi, 1 ha đất rừng, trồng loại cây mọc nhanh nhất là keo thì chu kỳ cũng từ 6-7 năm. Thu bình quân 70m3 gỗ, tức mỗi năm chỉ 10m3, bán được tầm không được chục triệu, có thể nuôi được bao nhiêu người? Chỉ ở mức dưới mức trung bình của một người thôi.

Ngoài yếu tố đất đai, cần chú trọng đến chính sách, biện pháp nâng cao giá trị kinh tế trên một diện tích đất.

Nhưng đất đai cũng không phải là tất cả. Thử hình dung, bây giờ nếu các nông lâm trường trả toàn bộ diện tích cho các địa phương thì cũng chưa đủ quỹ đất để người dân canh tác. Chắc chỉ đáp ứng được khoảng ¼ so với nhu cầu. Nói đúng hơn, đất đai chỉ có khả năng hỗ trợ giúp nông dân giải quyết một phần đời sống chứ quỹ đất hiện nay không thể đáp ứng hết nhu cầu đặt ra được.

Chính vì vậy, ngoài yếu tố đất đai, cần chú trọng đến chính sách, biện pháp nâng cao giá trị kinh tế trên một diện tích đất.

Trách nhiệm của Nhà nước cần phải tạo điều kiện cho người dân sống bằng nhiều nghề khác nữa. Phải rút bớt lao động miền rừng ra bằng việc đào tạo nghề, đa dạng nghề, xuất khẩu lao động… Nhưng từ trước đến nay, những vấn đề này chủ yếu vẫn là do người dân tự điều chỉnh là chính.

Đáng ra chính sách đất đai của Nhà nước phải đổi mới từ nhiều năm nay rồi chứ không phải vẫn ì ra như hiện nay.

Thực tiễn đã chứng minh nếu giao đúng người sử dụng đất để người ta có thể ứng dụng KHKT vào sản xuất thì năng suất đã tăng lên gấp đôi gấp ba rồi. Ngày xưa trồng rừng 1ha đất 60m3 gỗ, bây giờ người dân có thể trồng đạt năng suất lên 100-150m3/ha. Vậy thì lý do gì không ban hành những chính sách về đất đai, về KHKT để hỗ trợ họ đột phá, để họ không chỉ sống được mà còn có thể làm giàu từ rừng?

Xin cảm ơn giáo sư!

Cần phải giao đất rừng phòng hộ ít xung yếu cho người dân sản xuất

Liên quan đến thực trạng các BQL rừng phòng hộ đang quản lý diện tích quá lớn, trong khi còn tồn tại những bất cập về quản lý, về phân loại, Giáo sư Nguyễn Ngọc Lung khẳng định: Cần phải có sự rà soát tổng thể, chính xác để rút bớt đất cho người dân sản xuất. Thực tế hiện nay, rừng phòng hộ chỉ nên phân loại thành rất xung yếu và xung yếu thôi, còn rừng phòng hộ sản xuất nên giao cho người dân canh tác.

Theo Hoàng Anh/Nông Nghiệp .vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 195

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 189


Hôm nayHôm nay : 59313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1274454

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71501769