08:11 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần sớm nhân rộng mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm tại Sóc Trăng

Thứ tư - 24/01/2018 19:12
Mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm tại Sóc Trăng được giới chuyên môn đánh giá là một sáng kiến ích nước, lợi nhà với chi phí đầu tư ít nhưng có thể tiết kiệm lên tới 38% điện năng tiêu thụ.
Đoàn công tác liên bộ khảo sát thực tế, đánh giá mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm tại tỉnh Sóc Trăng.

Đoàn công tác liên bộ khảo sát thực tế, đánh giá mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm tại tỉnh Sóc Trăng.

Cần sớm nhân rộng mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm tại Sóc Trăng. Đó là nhận định chung của Đoàn công tác liên bộ gồm Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) sau khi khảo sát thực tế, đánh giá mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm tại tỉnh Sóc Trăng.

Tiết kiệm tới 38,7% điện năng

Hai mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm gồm: “Thay thế gối đỡ trục dàn quạt (tạo khí ô-xy) chữ U bằng con lăn trục quay” và “Đồng trục hóa mô tơ với trục dẫn dàn quạt, kết hợp sử dụng con lăn đỡ trục quay thay thế con lăn gối đỡ chữ U” được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) nghiên cứu, triển khai thí điểm tại 161 hộ dân nuôi tôm ở thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề, Cù Lao Dung và huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng).

Sau một năm thí điểm, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể, mô hình “Thay thế gối đỡ trục dàn quạt (tạo khí ô-xy) chữ U bằng con lăn trục quay” đã giúp 161 hộ dân tiết kiệm được 15,2% điện năng tiêu thụ, tương đương 757 triệu đồng/năm; còn mô hình “Đồng trục hóa mô tơ với trục dẫn dàn quạt, kết hợp sử dụng con lăn đỡ trục quay thay thế con lăn gối đỡ chữ U”, tiết kiệm tới 38,7% điện năng, tương ứng 1,9 tỷ đồng/năm.

Ông Nguyễn Văn Nhiệm - Thành viên Hiêp hội nuôi tôm huyện Mỹ Thanh chia sẻ, đây là một mô hình mang lại lợi ích kép cho các hộ nuôi tôm. Ngoài việc tiết kiệm chi phí điện năng, mô hình còn góp phần giảm thiểu hư hỏng các thiết bị, giúp việc hòa tan ô-xy trong ao ổn định hơn, tạo môi trường sống tốt cho tôm.”

“Với gia đình tôi cũng như nhiều hộ gia đình khác, mỗi tháng chi phí tiền điện dành cho nuôi tôm lên tới hàng trăm triệu đồng, thì việc giảm từ 38-40% sản lượng điện hàng tháng là rất lớn, giúp chúng tôi tiết kiệm được chi phí để tái đầu tư. Do đó, tôi rất mong muốn các bộ ngành và ngành điện xem xét, sớm nhân rộng mô hình này, để nhiều hộ dân nuôi tôm cùng được hưởng lợi”, ông Nhiệm cho hay.

“Một mô hình ích nước – lợi nhà”

Tại buổi Họp đánh giá Mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm với đoàn công tác liên bộ sau chuyến khảo sát thực địa, Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho rằng, đây thực sự là một sáng kiến ích nước, lợi nhà. Chi phí đầu tư ít nhưng có thể tiết kiệm được lên tới 38% điện năng tiêu thụ, mô hình này có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong giai đoạn tới.

Trong bối cảnh tiềm năng các loại năng lượng như thủy điện, điện khí… đã đạt tới giới hạn, điện hạt nhân tạm dừng, việc huy động vốn để đầu tư các dự án điện gặp nhiều khó khăn, thì tiết kiệm điện là một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng, giúp EVN giảm áp lực đầu tư nguồn và lưới. Không chỉ có vậy, mô hình này còn mang lại chính lợi ích cho các hộ gia đình nuôi tôm. Do đó, ngay từ bây giờ, cần thực hiện các giải pháp để nhân rộng mô hình này, bởi lợi ích mà mô hình mang lại đã rất rõ ràng.

Còn ông Như Văn Cẩn - Vụ trưởng vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay: “Đi khảo sát mô hình, tôi thực sự ấn tượng. Tính khả thi của mô hình này rất cao, bởi nó đơn giản, người dân dễ dàng tiếp cận. Đặc biệt, với nghề nuôi tôm, việc giảm được 38,7% điện năng tiêu thụ có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường”.

Cùng đánh giá cao mô hình này, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ và VECEA cũng nhận định, đây là hai mô hình có cơ sở khoa học và có ý nghĩa cao, hoàn toàn có thể nhân rộng trong thực tiễn.

Về phía tỉnh Sóc Trăng, ông Trần Văn Chuyện - Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, mỗi năm, điện dành cho nuôi tôm ở Sóc Trăng chiếm khoảng 221 triệu kWh, tương ứng khoảng 20% sản lượng điện tương phẩm toàn tỉnh – một tỷ lệ rất lớn.

"Chính vì vậy, chúng tôi rất mong mô hình này sớm được nhân rộng. Tỉnh Sóc Trăng cam kết sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngành điện kêu gọi các hộ dân nuôi tôm áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện…", ông Chuyện đề xuất.

Ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, với những lợi ích mà mô hình này mang lại, Tập đoàn đã chỉ đạo EVNSPC và PC Sóc Trăng tiếp tục nghiên cứu, mở rộng, nâng cấp mô hình này.

“Để có cơ sở pháp lý để nhân rộng mô hình này không chỉ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mà còn ở các tỉnh phía Bắc, EVN đề nghị các Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm công bố rộng rãi kết quả mô hình này, từ đó chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tuyên truyền để các hộ dân áp dụng…”, ông Lâm kiến nghị.

Được biết, hiện nay, EVNSPC đã và đang tiếp tục triển khai đợt thí điểm thứ hai mô hình này tại tỉnh Sóc Trăng, với việc hỗ trợ cấp phát con lăn cho 672 hộ dân, tổng chi phí gần 750 triệu đồng.

Ngoài ra, trong năm 2018, EVNSPC sẽ triển khai một giải pháp mới theo đề án “Giải pháp tiết kiệm điện trong nuôi tôm tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau – giai đoạn thí điểm 2017-2018”.

Cụ thể, giải pháp được áp dụng là: “Thay động cơ điện hiệu suất cao, điều tốc kết hợp với thay con lăn và chỉnh đồng trục dàn quạt với trục động cơ”, với sự kết hợp giữa mô hình mới và hai mô hình trên, nhằm khuyến khích các hộ nuôi tôm thay thế các loại động cơ cũ (không rõ nguồn gốc, động cơ quấn lại) bằng động cơ hiệu suất cao kết hợp bộ giảm tốc và sử dụng con lăn cho dàn quạt tạo oxy.


Theo Theo BNEWS/TTXVN
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 209


Hôm nayHôm nay : 33342

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 845715

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64831659