23:02 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cánh đồng mẫu Dừa ở Châu Bình: Nét độc đáo của đội “chuyên khâu”

Chủ nhật - 24/08/2014 19:40
Một trong những nét độc đáo của địa phương là đã thành lập các đội “chuyên khâu” về thu hoạch, bồi bùn, phun thuốc nhằm giúp bà con chăm sóc, thu hoạch dừa một cách khoa học, nhanh gọn, đáp ứng được điều kiện đặt ra của doanh nghiệp...

Thành lập vào năm 2012, đến nay, cánh đồng mẫu dừa của xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm có diện tích 1.250ha, với 29 tổ liên kết sản xuất. Đầu năm 2014, các tổ liên kết sản xuất đã ký hợp đồng tiêu thụ dừa trái của tổ viên với Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre, giá dừa được Công ty bao tiêu ở mức 50 ngàn đồng/chục (12 trái), thu nhập của bà con tổ viên khá ổn định.

 

Ấp 3 có ba tổ liên kết sản xuất với diện tích dừa gần 180ha. Trong lúc nhân công lao động tại địa phương ngày càng khan hiếm thì việc hình thành các đội “chuyên khâu” sẽ tạo điều kiện để bà con tổ viên chăm sóc vườn dừa tốt hơn, nhất là đối với những hộ thiếu người lao động. Ấp 3 là địa bàn điểm được tổ chức làm trước. Với hiệu quả từ 3 đội “chuyên khâu” ở ấp 3, Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục nhân rộng sang các ấp còn lại. Hiện nay, đội thu hoạch (giựt và thu gom dừa) có 7 thành viên (có một nữ) do anh Huỳnh Thanh Sử làm Đội trưởng với công việc khá bận rộn. Giá cả thỏa thuận giữa tổ Trưởng tổ liên kết sản xuất và bà con tổ viên là 5 ngàn đồng/chục dừa (ở gần); nếu vận chuyển xa hơn thì tùy theo sự thương lượng giữa bà con tổ viên với đội trưởng. Bình quân, đội giựt và thu gom được khoảng 2 thiên rưỡi dừa/ngày, mỗi thành viên thu nhập từ 150 ngàn - 200 ngàn đồng/ngày. Đội luôn có “hợp đồng” và thu nhập của các thành viên khá ổn định theo lịch thu hoạch giữa Tổ trưởng tổ liên kết với Đội trưởng đội “chuyên khâu”. Đội giựt dừa, thu gom, vận chuyển đến địa điểm có xe của Công ty thu mua đến được, tổ viên chỉ việc ra đếm dừa trái và tính tiền.

Tương tự, Đội phun thuốc và Đội bồi bùn cũng góp phần rất quan trọng cho khâu chăm sóc vườn dừa của bà con; khi tổ viên có nhu cầu thì Tổ trưởng tổ liên kết sẽ liên hệ với các đội trưởng. Đội phun thuốc đòi hỏi tất cả tổ viên phải đồng tình, tức là khi đội đến phun thuốc thì sẽ phun đồng loạt tất cả các mảnh vườn trong tổ, mỗi cây dừa được phun chủ vườn phải trả 4 ngàn đồng; thuốc và công do Đội tự lo; thuốc bảo vệ thực vật phải nằm trong danh mục do Công ty thu mua dừa đưa ra. Đội phun thuốc có 4 thành viên do anh Ngô Văn Về làm Đội trưởng.

Nhiều người cứ tưởng Đội bồi bùn sẽ có rất ít “hợp đồng” nhưng Đội này vẫn có việc làm thường xuyên. Công việc bồi bùn phải theo con nước, theo mùa vụ, thời tiết… nhưng khi cần thì Đội luôn có mặt. Đội bồi bùn do anh Trần Văn Toàn làm Đội trưởng với 6 thành viên. Các đội hoạt động gắn với nhu cầu của bà con trên tinh thần tự thỏa thuận. Tổ trưởng tổ liên kết sản xuất là người trực tiếp quản lý và điều động trên cơ sở liên hệ với các đội trưởng để xếp lịch. Đội không những giúp bà con có nhân công lao động, có địa chỉ để liên hệ khi cần mà còn hoạt động theo cách làm tập thể, có tay nghề, rút ngắn thời gian hoàn thành công việc. Phần lớn các thành viên trong đội thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo; người giỏi việc này hỗ trợ người giỏi việc kia mà tạo thành một đội có chuyên môn hơn. Ví dụ về bồi bùn, có người bồi bùn giỏi mà làm triên bờ kém và ngược lại, có người bồi bùn dở mà làm triên bờ rất khéo. Cứ thế, họ học hỏi lẫn nhau để cùng tiến bộ và đội luôn có “hợp đồng”, các thành viên có thu nhập ổn định.

Đầu năm 2014, các đội “chuyên khâu” được thành lập cùng lúc với việc các tổ liên kết sản xuất ký hợp đồng thu mua dừa trái với Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre,  một trong những yêu cầu của Công ty thu mua là phải tập kết dừa trái đến chỗ xe của Công ty đến được. Đội sẽ giúp bà con ở  xa trục lộ vận chuyển dừa ra ngoài. Trong chuyến khảo sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, ông Trần Công Danh - Trưởng ban, cùng các thành viên trong đoàn khảo sát đã đánh giá rất cao sáng kiến này của địa phương. Hàng tháng, Hội Nông dân xã đều đưa thông tin của đội vào Tờ tin hoạt động nội bộ để sinh hoạt ở các tổ nhân dân tự quản nhằm thông báo rộng rãi cho bà con biết.

 

Theo Đồng Khởi Điện Tử

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 87

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 86


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1180360

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72863069