17:45 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cao Bằng cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo nếp địa phương

Thứ sáu - 27/10/2017 19:29
Những năm gần đây, nhiều loại gạo nếp đặc sản của tỉnh Cao Bằng được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Các loại gạo nếp đặc sản này bước đầu khẳng định được chất lượng, danh tiếng với người tiêu dùng.
Du khách chụp ảnh với nếp gù Trùng Khánh - Cao Bằng
Ảnh: pnduc

Tuy nhiên, hầu hết gạo nếp đặc sản của Cao Bằng đều chưa được đăng ký nhãn hiệu, không có bao bì, tem, nhãn mác nên người tiêu dùng khó phân biệt gạo nếp đặc sản địa phương với các loại gạo nếp khác. Đây là một bất lợi lớn, làm giảm sức cạnh tranh của các loại gạo nếp đặc sản Cao Bằng trên thị trường, đòi hỏi các cấp, các ngành cần có những giải pháp đột phá và tích cực hơn.

Cao Bằng có nhiều loại gạo nếp đặc biệt thơm ngon như: nếp hương huyện Bảo Lạc, nếp pì pất xã Hưng Đạo (thành phố Cao Bằng), gạo nếp ong (tên địa phương là “Khẩu Phẩng”) huyện Trùng Khánh. Đây là những sản vật truyền thống lâu đời được dùng làm nguyên liệu để làm các món như: xôi, bánh gai, bánh trôi... tạo nên hương vị thơm, ngon cho những món ăn của bà con dân tộc tỉnh Cao Bằng.

Mới đây, Công ty Công nghệ sinh học Ngân Hà (địa chỉ tại thành phố Cao Bằng) đã mang một số sản phẩm gạo nếp của địa phương đi triển lãm, giới thiệu với các đối tác trong và ngoài nước và được các bạn hàng đánh giá cao.

Theo đó, các đối tác cho rằng, gạo nếp đặc sản Cao Bằng có nhiều đặc điểm nổi bật như thân hạt gạo thon dài, bóng, trắng đều, tỉ lệ tấm thấp. Sau khi nấu chín, cơm có vị ngọt dịu, mùi thơm. Đây là bước khởi đầu để thương hiệu của giống gạo nếp đặc sản địa phương phát triển mạnh trên thị trường.

Nhằm nâng cao giá trị cho nhóm sản phẩm gạo nếp đặc sản, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng nhiều mô hình trồng loại lúa nếp. Điển hình như các xã: Xuân Trường (huyện Bảo Lạc), xã Hưng Đạo (thành phố Cao Bằng) đã mở rộng diện tích trồng lúa nếp hương và nếp pì pất đặc sản lên hơn 25ha. Xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh cũng đã quy hoạch trên 300 ha để trồng lúa nếp ong.

Chính sách mở rộng diện tích trồng lúa nếp đặc sản, tạo nên vùng lúa nếp đặc sản hàng hóa, tiến tới xúc tiến đăng ký nhãn hiệu. Những vùng lúa nếp hàng hóa đã hình thành quy trình sản xuất khép kín từ khâu chọn giống đến liên kết sản xuất và thu mua sản phẩm để chế biến, đóng gói và bán đến tay người tiêu dùng. Từ đó, các loại gạo nếp đặc sản đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước về chất lượng, hương vị, màu sắc… đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân.

Ông Phan Văn Tuân, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng cho biết, chính quyền địa phương đã chỉ đạo nông dân mở rộng diện tích trồng các loại lúa nếp đặc sản, tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, ổn định chất lượng, đảm bảo yêu cầu của thị trường. Chủ trương này cũng được nông dân hưởng ứng vì mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Bên cạnh đó, địa phương đang phối hợp với các cấp có thẩm quyền xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu gạo nếp pì pất Trùng Khánh, từng bước đưa sản phẩm này ra thị trường ngoài nước.

Hiện nay, các loại sản phẩm gạo nếp này do chưa được đăng ký nhãn hiệu nên khi  bày bán không có bao bì, tem, nhãn, mác nên người tiêu dùng thường khó phân biệt các lọai gạo nếp này với các loại gạo nếp khác, dẫn đến tình trạng nhiều người mua phải gạo nếp pì pất hay nếp hương giả. Việc quản lý chất lượng của sản phẩm còn buông lỏng, chưa được chú trọng. Đây là những bất lợi lớn trong cạnh tranh của các loại gạo nếp đặc sản Cao Bằng.

Để tạo ra sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn, nhu cầu, thị hiếu của thị trường thì cần thiết phải đăng ký nhãn hiệu mang tên địa danh cho sản phẩm gạo nếp của tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, muốn xây dựng thành công thương hiệu phải đảm bảo các tiêu chí về cả chất lượng và số lượng.

Vì vậy, việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu gạo nếp đặc sản của địa phương cần có sự phối hợp của tất cả những bên có liên quan gồm: doanh nghiệp, Nhà nước, nhà khoa học và nông dân.

Theo đó, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất có thể tiếp cận nhanh, dễ dàng các nguồn hỗ trợ nhằm phát huy tiềm lực về đất đai, tài chính, khoa học - kỹ thuật để phát triển thị trường, tham gia chặt chẽ, hiệu quả vào lộ trình xây dựng thương hiệu nông sản.

Nông dân cũng phải từ bỏ thói quen sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để doanh nghiệp có điều kiện liên kết sản xuất lớn.

Mặt khác, tỉnh Cao Bằng cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm quảng bá những sản phẩm có thương hiệu trong đó có sản phẩm gạo nếp đặc sản ra các thị trường lớn hơn.

Ông Đoàn Hải Triều, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng cho biết, việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm gạo nếp đặc sản Cao Bằng đã được UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện. Hiện nay đang ở giai đoạn đầu của dự án.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ liên hệ trực tiếp với các sở, ban ngành có liên quan, phối hợp thực hiện thật tốt và nhanh nhất dự án xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm lúa nếp đặc sản địa phương. Đến cuối năm 2018, tất cả sản phẩm lúa nếp đặc sản địa phương sẽ có nhãn hiệu và từng bước xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng. 

Tỉnh Cao Bằng đang khuyến khích nông dân tiếp tục mở rộng diện tích trồng các loại lúa nếp đặc sản của địa phương, xây dựng vùng sản xuất gạo nếp đặc sản hàng hóa, từ đó hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.
Theo Chu Huệ/Báo Ảnh Dân tộc và Miền Núi.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 217


Hôm nayHôm nay : 63221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 447373

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73494344