14:24 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Câu chuyện bưởi da xanh và khát vọng thoát nghèo

Thứ bảy - 12/10/2019 09:52
Khánh Vĩnh là huyện miền núi, cũng là huyện nghèo của tỉnh Khánh Hòa, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Cùng với việc tập trung nguồn lực phát triển kinh tế, chính quyền địa phương triển khai nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ thiết thực, bởi vậy, xóa đói giảm nghèo tại đây đang có những tiến triển mạnh mẽ, tư duy của người dân đã thay đổi.

tr5d.JPG

Cao Hoàng (trái) và một trong những cây bưởi da xanh đầu tiên tại xã Khánh Thành.

Trăm nghe không bằng một thấy

Đến Khánh Vĩnh, sau khi nghe Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nguyễn Minh Hoan bật mí về câu chuyện làm giàu từ một trong những cây bưởi da xanh đầu tiên trên đất Khánh Vĩnh, tôi lập tức hỏi địa chỉ, tức tốc lên đường.

Cây bưởi da xanh ấy hấp dẫn tôi không chỉ bởi yếu tố tiên phong, quan trọng hơn, nhờ hiệu quả kinh tế đáng ngạc nhiên của nó, khiến nhà nhà tìm mua giống cây này.

Xã Khánh Thành với tôi không xa lạ, bưởi da xanh ở Khánh Vĩnh tôi cũng nghe nhiều. Dù vậy, khi đặt chân tới địa phận xã Khánh Thành, vẫn khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Dọc các tuyến đường vốn xưa kia trồng keo hay bỏ hoang, nay là những vườn cây trái, trong đó bưởi da xanh có phần áp đảo, nối nhau san sát.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Thành Văn Ngọc Ân, làm “hoa tiêu”, đợi tôi ở trước cửa Trung tâm sinh hoạt cộng đồng xã, bảo: “Dọc tuyến đường vào xã, đều là người đồng bào dân tộc cả. Nhà nào cũng trồng bưởi da xanh. Phía đối diện Trung tâm, có các hộ Cao Hoàng, Cao Quynh, Cao Nhượng, Cao Nhâm…, đều là những điển hình có thể tham quan, anh vào nhà nào cũng được”.

Ghé thăm mô hình của gia đình Cao Hoàng, tôi được nghe nhiều câu chuyện khá thú vị. Năm 2004, Hoàng mua 4 cây bưởi giống, gồm 2 giống da xanh và  Năm Roi từ chương trình trợ giá cây giống. Khi ấy, Hoàng chỉ biết trồng thí điểm, khái niệm kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả còn xa lạ, nên trồng 4 cây thì 3 cây chết, chỉ còn 1 cây bưởi da xanh. Dù chỉ có 1 cây, nhưng những năm đầu, tiền bưởi bán được trung bình 2-3 triệu đồng/năm. Có khi trúng mùa, thu nhập từ cây bưởi lên đến 5-6 triệu đồng/năm.

“Ngày thường, bưởi da xanh có giá bình quân 37 nghìn đồng/kg, dịp Tết lên đến 50-60 nghìn đồng/kg. Thương lái hỏi mua miết, không có bưởi mà bán”, Cao Hoàng thông tin.

Ông Ân cho biết, hiện có cả trăm hộ đồng bào trên địa bàn xã đang cải tạo vườn, chuyển trồng keo sang trồng bưởi da xanh, sầu riêng, mít nghệ. Con đường chạy dọc xã, những vườn cây ăn trái nối nhau sum suê. Ven suối, vô số những vườn ươm cây giống hình thành. Khánh Thành đang hứa hẹn là vựa trái cây của huyện Khánh Vĩnh, gắn với phong trào phát triển kinh tế hộ.

Quyết chí từ những khát vọng thoát nghèo

Lại nói chuyện Cao Hoàng, sau khi cây bưởi da xanh đầu tiên và duy nhất của anh, cũng là duy nhất trong xóm cho thu hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ chỗ ban đầu chỉ nghĩ trồng thử cho biết, Hoàng nảy ra ý định “bưởi hóa” mảnh vườn rộng 2,5 sào trong khuôn viên vườn nhà. Trong trí tưởng tượng, Hoàng nghĩ đến một vườn cây trĩu trái mà lòng phơi phới.

Nghĩ là làm. Cuối năm 2015, Hoàng vay 25 triệu đồng từ nguồn vốn NHCSXH dành cho hộ nghèo, trồng 2,5ha bưởi da xanh, sầu riêng trong vườn. Sau khi trả xong món vay, năm 2018, Hoàng vay lại 50 triệu đồng chăm sóc vườn cây, đầu tư hệ thống tưới phun sương. Hiện nay, vườn bưởi đang bắt đầu cho thu hoạch. Chưa dừng lại, Hoàng đang đào hố, chuẩn bị xuống giống bưởi và sầu riêng trên khu đất rẫy 1ha.

Không chỉ có Hoàng, những người anh em quanh xóm là Cao Quynh, Cao Nhượng.., từ chỗ mắt thấy tai nghe về hiệu quả kinh tế mà cây bưởi da xanh mang lại,.. đã học theo, cùng mạnh dạn vay vốn cải tạo vườn trong khuôn viên gia đình.

Nói về công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương, Phó chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh Mấu Văn Phi, cho biết: Với đặc thù cư dân đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số, xuất phát điểm thấp, trình độ văn hóa và nhận thức hạn chế, thói quen sản xuất, sinh hoạt xưa cũ đã ăn sâu, một bộ phận hộ gia đình còn tâm lý ỉ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước,... Đó là những khó khăn khi thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. Song, có thuận lợi ở chỗ, trong giới trẻ, thanh niên đồng bào đang có chuyển biến về tư duy, dám nghĩ, dám làm và khát vọng vươn lên, không đơn thuần chỉ để thoát nghèo mà muốn làm giàu, từ chính lợi thế của địa phương.

Theo ông Phi, diện tích bưởi da xanh toàn huyện hiện lên đến  500- 600ha.

Đến cuối tháng 7/2019, Khánh Vĩnh  còn gần 8.500 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách đang có dự nợ tại NHCSXH với tổng dư nợ gần 203 tỷ đồng.

Cuối năm 2018, huyện còn 4.201 hộ nghèo, chiếm 43,98% (năm 2017, hộ nghèo chiếm  61%).

Theo  Thái Quỳnh/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 322

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 318


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 770843

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70998158