04:32 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Chăn nuôi đại gia súc áp dụng kỹ thuật cân đối khẩu phần ăn nhằm giảm phát thải khí nhà kính" - Mô hình mới cần được nhân rộng

Thứ bảy - 04/10/2014 23:55
Để kịp ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng đến nền chăn nuôi bền vững, thực hiện nhiệm vụ Bộ Nông nghiệp và PTNT giao, được sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai thí điểm mô hình "Chăn nuôi đại gia súc áp dụng cân đối khẩu phần ăn nhằm giảm phát thải khí nhà kính" tại Thành phố Hà Nội và Thừa Thiên - Huế.
Các cán bộ khuyến nông thực hành xử lý rơm trong khóa tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi nhằm giảm phát thải khí nhà kính tại Thái Lan

Các cán bộ khuyến nông thực hành xử lý rơm trong khóa tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi nhằm giảm phát thải khí nhà kính tại Thái Lan

Hiện nay vấn đề biến đổi khí hậu đang là một vấn đề nóng không chỉ riêng quốc gia nào, mà là mối đe dọa chung cho cả nhân loại. Biến đổi khí hậu đang diễn ra từng ngày và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe, tính mạng của con người cũng như sự sống của trái đất. Hiện tượng nóng lên của trái đất do nhiều nguyên nhân và có cả nguyên nhân chủ quan của con người. Trong đó nền công nghiệp và nông nghiệp thải ra các khí thải có tác động hiệu ứng nhà kính thông qua các hoạt động khai thác, tiêu thụ nguyên liệu chăn nuôi. Các khí nhà kính có ảnh hưởng lớn đến khí hậu trái đất là CO2, Mêtan, Nitơ oxit...


Thực trạng chăn nuôi gia súc nhai lại ở Việt Nam trong năm 2013 là 10,82 triệu con trâu bò, 1,29 triệu con gia súc nhai lại chăn nuôi tại Việt Nam là rất khác so với các nước khác. Chủ yếu chăn nuôi theo phương thức bán thâm canh, quy mô nhỏ với những kiến thức, kỹ năng chăn nuôi thấp của nông dân.

Để kịp ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng đến nền chăn nuôi bền vững, thực hiện nhiệm vụ Bộ Nông nghiệp và PTNT giao, được sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai thí điểm mô hình "Chăn nuôi đại gia súc áp dụng cân đối khẩu phần ăn nhằm giảm phát thải khí nhà kính" tại 2 tỉnh, thành phố Hà Nội và Thừa Thiên - Huế. Mục đích của mô hình nhằm giảm lượng khí phát thải trong chăn nuôi đại gia súc nói riêng góp phần giảm biến đổi khí hậu nói chung. Trình diễn kết quả các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi giảm phát thải khí nhà kính và tập huấn cho nông dân làm mô hình để nông dân và cán bộ khuyến nông địa phương học tập, khuyến cáo nhân rộng, đặc biệt áp dụng kỹ thuật phối trộn thức ăn trong chăn nuôi dựa trên nguồn nguyên liệu tại chỗ, cân đối khẩu phần để hấp thu dinh dưỡng triệt để, tiết kiệm và giảm phát thải khí nhà kính. Nâng cao sự hiểu biết và thực hành của nông dân trong mô hình với các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.


Từ tháng 01 đến tháng 5 năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông-lâm-ngư Thừa Thiên - Huế triển khai thí điểm mô hình "Chăn nuôi đại gia súc nhằm áp dụng cân đối khẩu phần ăn nhằm giảm phát thải khí nhà kính" tại xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Mô hình áp dụng kỹ thuật phối trộn thức ăn dựa trên nguồn nguyên liệu tại chỗ, cân đối khẩu phần để hấp thu dinh dưỡng triệt để, tiết kiệm và giảm phát thải khí nhà kính; trong đó áp dụng 02 công thức sau:


- Công thức 1: Bổ sung thức ăn tinh cho bò thịt với khẩu phần 02 kg/ngày, thành phần nguyên liệu gồm: Sắn lát 50%, Bột bắp (ngô) 10%, Rỉ mật 20%, Khô dầu lạc 18%, Ure 0,5%, Bột xương 01% và Muối ăn 0,5%.


- Công thức 2: Cho bò thịt ăn rơm (thức ăn thô) đã qua xử lý bằng Ure - vôi với khẩu phần 04 kg/ngày/con, thành phần nguyên liệu gồm: 2 kg Ure, 2 kg Vôi (thực hiện vôi hóa) và 100kg rơm khô. (Wanapat và cộng sự, 2009).


Tại huyện Hoài Đức, Hà Nội mô hình "Chăn nuôi bò thịt nhằm phát thải khí nhà kính" được triển khai từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2014. Việc phối trộn thức ăn dựa trên nguồn thức ăn tại chỗ, cân đối khẩu phần để hấp thu dinh dưỡng triệt để, tiết kiệm và giảm phát thải khí nhà kính; trong đó áp dụng 2 công thức nêu trên. Bò được chọn thí điểm thực hiện mô hình tuổi từ 1,5 trở lên, có trọng lượng bình quân từ 200kg - 320kg/con, áp dụng thí nghiệm ở các độ tuổi khác nhau. Bò tham gia mô hình được bấm số tai và phân lô thí nghiệm.


Qua kết quả thực hiện và lấy mẫu, phân tích số liệu, có so sánh với đối chứng đánh giá tổng kết cho thấy kết quả khả quan đối với hàm lượng CH4 và các chi phí khác đều giảm, đảm bảo yêu cầu của mô hình. Lô bò thí nghiệm thức ăn đối chứng ở công thức 1 cho thấy hiệu quả rõ rệt tất cả các chỉ tiêu đều giảm và tăng trọng nhanh bình quân tăng trọng nhanh bình quân tăng trọng trung bình từ 700g - 900g/ngày. Đối với lứa tuổi bò vỗ béo thích hợp và cho hiệu quả cao nhất là bò ở giai đoạn 1,5 tuổi. Mô hình thích hợp với các vùng nông thôn có diện tích chăn thả và diện tích trồng cỏ và nguồn thức ăn sẵn có từ các phụ phẩm nông nghiệp. Đối với chất lượng thịt về mặt cảm quan bước đầu đánh giá thịt có chất lượng thơm ngon hơn và màu sắc tươi, thịt mềm có mỡ rắt.


Đánh giá về hiệu quả của dự án, với 2 tỉnh áp dụng thí điểm, TS. Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhấn mạnh, 02 mô hình tại Hà Nội và Thừa Thiên - Huế về “Chăn nuôi đại gia súc áp dụng kỹ thuật cân đối khẩu phần thức ăn nhằm giảm phát thải khí nhà kính" là mô hình mới, đơn giản, rẻ tiền và dễ thực hiện đối với các hộ dân. Thông qua các kỹ thuật phối trộn thức ăn dựa trên nguồn nguyên liệu tại chỗ, cân đối khẩu phần ăn nhằm hấp thu dinh dưỡng triệt để, giảm được phát thải khí nhà kính với các động vật nhai lại - Một kỹ thuật mới, giúp người dân tăng chất lượng sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, và giảm phát thải khí nhà kính. Từ mô hình được thực hiện tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội và huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy mô hình phù hợp với các nông hộ nuôi từ 5 - 10 trâu, bò/nông hộ. Về nguồn thức ăn, mô hình giúp bà con nông dân đa dạng nguồn thức ăn đầu vào, tận dụng nguồn đất (ưu tiên xen canh cây họ đậu theo luống (1 luống ngô, 1 luống đậu), Có thể thấy, đây là mô hình khép kín giúp bà con tăng thu nhập, giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. Trong thời gian tới, mô hình rất cần được nhân rộng thông qua các hoạt động thông tin tuyên truyền và đào tạo huấn luyện cũng như công tác truyền thông nông thôn tại các địa phương.

Hải Đường
theo khuyennongvn

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 470

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 467


Hôm nayHôm nay : 30083

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 547585

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70774900