18:29 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chàng trai dân tộc Mông làm giàu từ mô hình gia trại

Thứ bảy - 14/10/2017 00:56
Sinh năm 1984, Vàng A Lai, ở bản Sin Suối Hồ được rất nhiều người trong vùng biết đến bởi sự năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế.

Với nghị lực và quyết tâm vượt khó, dám nghĩ dám làm, Vàng A Lai - chàng trai dân tộc Mông, ở bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã đi đầu trong phát triển kinh tế, làm giàu từ mô hình gia trại, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng và trở thành điển hình cho bà con trong vùng học tập, làm theo.

Sinh năm 1984, nhưng Vàng A Lai, ở bản Sin Suối Hồ được rất nhiều người trong vùng biết đến bởi sự năng động, sáng tạo và tháo vát trong phát triển kinh tế. Trên diện tích vườn nhà rộng khoảng 4.000 m2, anh đã bố trí xây dựng chuồng trại, đầu tư vốn chăn nuôi lợn thịt "cắp nách" và gà thả đồi để tận dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn.

Bình quân mỗi năm anh xuất bán hai lứa, khoảng 4 tấn lợn hơi và khoảng 1 tấn gà thịt, thu về trên 300 triệu đồng. Trừ chi phí các khoản, gia đình còn lãi khoảng 150 triệu đồng.

 

chang trai dan toc mong lam giau tu ban hinh 1
Vàng A Lai chia sẻ kinh nghiệm trồng lan cho bà con nhân dân.
Vàng A Lai cho biết, trước khi bắt tay vào chăn nuôi, anh đã tham gia nhiều lớp tập huấn do địa phương tổ chức, cũng như tích cực tìm hiểu qua sách báo về kỹ thuật chăn nuôi lợn, gà. Ban đầu anh chỉ nuôi 3 con lợn nái và vài chục gà mái để tự cung tự cấp con giống, sau đó, anh nhân lên hàng chục con lợn mẹ và hàng trăm gà đẻ khác để tự sản về giống.

 

Anh Vàng A Lai chia sẻ: "Từ năm 2005 kinh tế gia đình tôi rất nghèo, chỉ làm lúa, làm ngô để ăn. Đến năm 2011 - 2012 gia đình tôi bắt đầu chăn nuôi lợn, gà, thu nhập khá hơn một chút. Bây giờ trồng địa lan, cây ngô, cây lúa tôi vẫn làm, thu nhập kinh tế nó khá hơn trước. Tiền nong để tiêu trong gia đình tôi cũng ổn định, không nghèo như trước nữa".      

Cùng với chăn nuôi lợn, phát triển đàn gia cầm, gia đình đầu tư vào trồng Địa Lan, một loại hoa đang đem lại thu nhập cao cho bà con nơi đây. Do phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên Địa Lan tại bản phát triển tốt và trở thành "thương hiệu" địa lan Sin Suối Hồ, bởi vẻ đẹp độc đáo mà không nơi nào có được. Mỗi năm vào dịp Tết Nguyên Đán, gia đình anh bán ra thị trường gần 100 chậu địa lan, thu về trên 300 triệu đồng. 

Với mô hình trang trại tổng hợp, mỗi năm gia đình Vàng A Lai thu về khoảng 500 triệu đồng và đã trở thành điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Mô hình kinh tế của anh đã trở thành điểm tham quan của nhiều đoàn nông dân do chính quyền địa phương tổ chức. Nhiều hộ nông dân trong bản và trong vùng đã học tập mô hình này để áp dụng vào làm kinh tế của gia đình và đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu.

Anh Vàng A Tủa, bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, Phong Thổ cho biết: "Trong bản, nhà anh Lai năm nào cũng bán được nhiều địa lan nhất. Về phát triển kinh tế và về trồng địa lan anh Lai luôn luôn đi đầu và có kinh nghiệm trồng địa lan tốt. Ở trong bản tôi cũng nhiều nhà lên nhà học tập để về trồng địa lan của gia đình".

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Vàng A Lai còn là tấm gương tiêu biểu trong mọi hoạt động, phong trào của bản, của xã. Với mô hình kinh tế và tấm lòng vì cộng đồng của mình, anh đã được các cấp, các ngành ở địa phương ghi nhận với hàng chục giấy khen, bằng khen và được người dân trong bản, trong vùng tin yêu. 

Ông Vàng A Chỉnh, Trưởng bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, Phong Thổ cho biết: "Trước gia đình anh Lai rất là nghèo, nhưng anh có nhiều cố gắng và có đầu óc, nhanh nhẹn, nuôi lợn lớn rất nhanh và bán được rất nhiều. Anh Lai còn có kinh nghiệm, năng lực tốt trồng cây địa lan, chăm sóc rất tốt. Tôi đang tuyên truyền cho bà con trong bản là phải làm theo anh Lai để phát triển kinh tế, thoát nghèo"./.

 

 

Khắc Kiên/VOV-Tây Bắc
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 363

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 361


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1081112

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71308427