11:32 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chàng trai xứ Thanh vươn lên làm giàu từ trồng cà rốt nhập khẩu

Thứ bảy - 21/04/2018 09:21
Với số vốn tích cóp được trong lần đi xuất khẩu lao động, anh đã mạnh dạn thuê đất, chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cà rốt theo kỹ thuật Nhật Bản mang lại hiệu quả kinh tế cao

Đấy là câu chuyện của anh Bùi Đức Phúc (SN 1989), Phó bí thư chi đoàn thôn 4, xã Xuân Du, huyện Như Thanh, Thanh Hóa. Phúc được mọi người biết đến là Đoàn viên đi đầu trong công cuộc tạo dựng khởi nghiệp về nông nghiệp và phát triển kinh tế.

Cơ may hay và những cơ hội

Theo anh Phúc, sau khi học xong cấp 3, anh đã đi xuất khẩu lao động tại Nhật từ năm 2013 đến 2016. Tại đất nước bạn,Phúc đã học hỏi được nhiều kỹ thuật trồng trọt và canh tác cho năng xuất cao.

Anh Phúc chia sẻ: “Trong những năm xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm về trồng trọt và cách thức chăm sóc cho năng xuất cao. Từ đó tôi luôn ấp ủ mang những kinh nghiệm mình học được trở về quê hương để phát triển”.

1.jpg
Anh Bùi Đức Phúc đang hướng dẫn kỹ thuật trồng cà rốt cho củ to và đạt năng xuất cao của gia đình

Với số vốn tích cóp được trong lần đi xuất khẩu lao động, anh Phúc đã đi khắp nơi, tìm cách liên hệ các công ty trồng nông sản Nhật tại Việt Nam. Tuy nhiên, những địa chỉ mà bạn bè giới thiệu đều không phù hợp với mảnh đất tại quê anh.

Cơ may đã mỉm cười khi anh được một người bạn giới thiệu đến Công ty xuất khẩu nông sản tại Bắc Ninh. Tại công ty, anh được các kỹ sư hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật trồng cà rốt và nhận đầu tư giống cho anh.

Cũng theo anh Phúc: “Nhiều lần đi tìm nơi trồng nông sản theo kỹ thuật Nhật Bản không được, tôi đã có ý chuyển sang mở công ty kinh doanh vận tải. Thế nhưng khi đi học kinh doanh vận tải thì tôi lại được một người bạn chuyên chở nông sản cho công ty sản xuất nông sản xuất khẩu. Tôi đã tìm đến công ty để tìm hiểu”.

2.jpg
Từ khi chuyển đổi mô hình trồng cà rốt anh đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương

Từ lúc được phía công ty sản xuất nông sản xuất khẩu hướng dẫn về cách kỹ thuật trồng cà rốt, anh Phúc đã chủ động thuê đất ruộng của các hộ dân để đồng loạt trồng cà rốt.

Theo anh Phúc, việc trồng cà rốt không khó, chỉ cần pha thêm ít cát vào, đánh tơi xốp lên rồi xuống giống. Phân bón chủ yếu là phân gà và rơm rạ. Để cà rốt ra củ to, đáp ứng tiêu chí xuất khẩu, cần phải tưới thường xuyên. Chỉ trong vòng 4 tháng đã có thể thu hoạch. Tuy nhiên mỗi năm chỉ làm được một vụ vào mùa đông.

Hiện nay, anh Phúc đã chuyển đổi được 25.000 m2 để trồng cà rốt và 3600 m2 trồng khoai lang tím. Số cà rốt của anh đã  bắt đầu thu hoạch và cho năng xuất 2,8 tấn/sào, giá 5 nghìn đồng/kg. Số củ nhỏ, không đủ tiêu chuẩn anh gom lại bán cho thương lái để có thêm thu nhập.

Việc trồng cà rốt xuất khẩu không chỉ giúp cho anh có thu nhập cao mà còn giải quyết cho 20 lao động ở địa phương có thu nhập ổ định.

3.jpg
Sản phẩm của anh đang đến mùa thu hoạch, cho năng xuất cao

Anh Nguyễn Văn Huy, trú tại địa phương cho biết: “Từ khi anh Phúc thuê đất trồng lúa chuyển sang trồng cà rốt, đã tạo cho chúng tôi có công việc ổn định quanh năm. Làm vườn với anh Phúc mỗi ngày chúng tôi kiếm được 150 nghìn đồng. Những lúc rảnh chúng tôi có thể về làm thêm việc ở nhà”.

“Sau khi thu hoạch xong cà rốt, tôi sẽ cải tạo lại đất để trồng sen canh cây ngô và dưa hấu., để không phí đất. Đến tháng 10 âm lại bắt đầu trồng vụ cà rốt mới”, Anh Phúc cho biết thêm.

Dù tuổi nhỏ, nhưng với ý chí và nghị lực, giám nghĩ giám làm anh đã từng bước làm thay da đổi thịt trên mảnh đất khô cằn của quê hương. Tạo động lực cho đoàn viên khác học tập, vươn lên thoát nghèo.

4.jpg
Sau khi thu hoạch, được đóng vào bao để vận chuyển đi xuất khẩu

Anh Trần Mạnh Quý, Phó Bí thư Đoàn xã Xuân Du cho biết: “Đồng chí Phúc là đoàn viên tiêu biểu, đi đầu trong công cuộc thanh niên phát triển kinh tế. Đặc biệt là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ trồng lúa năng xuất thấp sang trồng các cây nông sản xuất khẩu đem lại thu nhập cao.

Với ý chí và nghị lực vươn lên làm giàu trên quê hương của anh, ngày 26/3/2018, anh đã được UBND huyện tặng giấy khen vì có thành tích trong công cuộc tạo dựng khởi nghiệp ngông nghiệp và phát triển kinh tế”.

 Hà Khải - Xuân Sơn/kinhtenongthon.vn 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 189

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 187


Hôm nayHôm nay : 58913

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 174783

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60496740