14:19 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chi Hội phó nông dân thu nhập 400 triệu đồng/năm

Thứ hai - 25/07/2016 10:18
Vốn sinh ra với thân hình không được trọn vẹn do bị sốt bại liệt ngay từ nhỏ, nhưng với sự cần cù và nghị lực vượt khó của mình, ông Đỗ Thanh Hồng, xã Vĩnh Hựu (Gò Công Tây, Tiền Giang) đã từng bước vươn lên làm giàu. Nhiều năm liền, ông được tuyên dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
Ông Hồng bên đàn vịt đẻ trứng siêu lợi nhuận

Xuất thân từ một gia đình có truyền thống sản xuất nông nghiệp, chủ yếu gắn bó với cây lúa là chính. Năm nào thời tiết thuận lợi, ông Hồng sản xuất được 3 vụ, nếu thời tiết bất lợi thì 2 vụ lúa, 1 vụ màu. Với hơn 1ha đất trồng lúa và trồng màu, hàng năm mang về cho gia đình ông Hồng nguồn thu đáng kể.
         
Ông Hồng tiếp tục thuê thêm 2ha đất và trồng lúa, đồng thời tham gia vào Câu lạc bộ (CLB) "Cánh đồng mơ ước" do Công ty ADC tổ chức, để được hướng dẫn kĩ thuật, kinh nghiệm, cách chăm sóc lúa. Nhờ siêng năng và áp dụng các biện pháp kĩ thuật trong chăm sóc. Nhiều năm liền, cánh đồng lúa ông Hồng đã mang về cho gia đình những vụ mùa bộ thu. Chính hiệu quả tích cực này, ông Hồng được tín nhiệm bầu làm Chủ nhiệm CLB "Cánh đồng mơ ước" tại huyện Gò Công Tây và vận động hơn 60 nông dân 2 xã Vĩnh Hựu và Long Vĩnh cùng tham gia, góp phần giúp bà con nông dân có thêm kinh nghiệm cũng như điều kiện kinh tế để đầu tư sản xuất, chăm sóc lúa.
         
Hàng năm, sau khi thu hoạch lúa thấy rơm dư thừa nhiều, ông Hồng mua thêm bò về nuôi. Theo ông Hồng, nếu nuôi bò vỗ béo thì phải cần đến rơm, rơm rất tốt cho hệ tiêu hóa của bò. Vừa tiết kiệm được chi phí mua thức ăn công nghiệp, lại không mất nhiều thời gian để trồng và cắt cỏ thêm. Rơm đem về phơi khô, chất thành cây cao, đem cho bò ăn từ từ. Vả lại có rơm, mưa dầm hay nước ngập không sợ bò thiếu thức ăn. Cứ 3 năm ông xuất bán 2 lần bò thịt, mỗi lần 2 con, giá không dưới 30 triệu đồng/con, mang về cho gia đình ông Hồng nguồn thu đáng kể.
         
Khi đã có vốn, ông Hồng bắt đầu nuôi thêm vịt đẻ, trước đây, khi chưa có kinh nghiệm, việc nuôi vịt đẻ của gia đình ông Hồng hay bị thua lỗ do dịch bệnh hoặc chất lượng trứng không cao, bị dạt, phải bán trứng tươi cho người tiêu dùng làm thức ăn, thực phẩm. Không nản chí, ông đi học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nơi, nắm được quy trình, kĩ thuật chăm sóc, đến nay, việc chăn nuôi vịt đã đi vào ổn định, chất lượng trứng, cũng như tỷ lệ cho trứng của vịt luôn đạt chất lượng cao. Số lượng đàn cũng tăng dần lên, từ vài chục đến nay ông đã có hơn 300 con vịt cho lấy trứng.
         
Theo ông Hồng, vịt con sau khi nuôi khoảng 140 ngày sẽ đẻ trứng, muốn vịt cho trứng đều, đạt chất lượng, ngoài yếu tố thức ăn thì nguồn nước phải được đảm bảo, nếu thiếu nước thì vịt sẽ ngưng đẻ. Vì vậy, chuồng vịt của ông Hồng được làm với 1/2 diện tích là ao nước để cho vịt bơi lội. Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kĩ thuật nên trứng vịt của gia đình ông được các lò ấp vịt ưa chuộng, đến mua về ấp làm vịt giống. Hiện tại, ông bán tại nhà với giá 4.400 đồng/ trứng. Ông Hồng nói: "Muốn vịt cho trứng sai thì đàn vịt đẻ phải nuôi thêm vài con vịt trống. Với hơn 300 con vịt đẻ này, nếu chăm sóc tốt, vịt rớt trứng đều, mỗi ngày cũng được hơn 250 trứng, sau khi trừ chi phí thức ăn thì lợi nhuận không dưới 500.000 đồng. Nếu trứng vịt đạt chất lượng, đủ tiêu chuẩn để ấp làm vịt giống thì khỏi cần đem đến lò, tự các cơ sở ấp trứng sẽ đến thu gom, giá rất cao, lợi nhuận nhiều, không tốn nhiều thời gian chăm sóc, chỉ hơi cực giai đoạn vịt con, còn bây giờ cứ tới cử thì cho ăn và đợi tới sáng thì thu hoạch trứng".
         
Bên cạnh đó, ông Hồng còn đầu tư vào làm chuồng và nuôi dê. Hiện tại, ông Hồng có gần 20 con dê cả dê thịt lẫn dê con và dê sinh sản. Chỉ vào đàn dê béo tròn, ông Hồng phấn khởi nói: "Bốn con dê thịt đó vỗ béo khoảng một tháng nữa là có thể bán, với giá cao như hiện tại thì 4 con này hơn 15 triệu đồng. Ba con dê nái chuẩn bị sinh sản. Nuôi dê rất dễ, không kén thức ăn, dê ít bị bệnh như một số con vật nuôi khác. Chuồng trại thoáng mát, cao ráo đảm bảo dê mau lớn, khỏe mạnh. Bình quân mỗi năm, việc nuôi dê mang về cho gia đình tôi hơn 50 triệu đồng".
         
Chính những năm tháng miệt mài, bám ruộng, bám vườn, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và chăn nuôi, ông Hồng đã có được cơ ngơi khá ổn định, được bà con nông dân tín nhiệm, bầu làm chi Hội phó chi Hội Nông dân ấp Hòa Bình, xã Vĩnh Hựu. Hàng năm, sau khi trừ các chi phí, gia đình ông Hồng thu về hơn 400 triệu đồng, có điều kiện nuôi các con khôn lớn nên người. Nhiều năm liền, gia đình ông được tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu, nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh.
Theo Hội Nông dân
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 398

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 397


Hôm nayHôm nay : 58832

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 814375

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64800319